Thiếu đất xây mới trường học tại các quận nội đô

Qua giám sát thực tế của HĐND thành phố Hà Nội, hiện tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia mới đạt 55,1%; tỷ lệ trường đạt chuẩn giữa các cấp học, các quận, huyện có sự chênh lệch. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các quận thì thiếu quỹ đất xây mới, mở rộng trường học, trong khi các huyện lại thiếu kinh phí đầu tư.

Quan tâm ngân sách dành cho giáo dục

Theo Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Nguyễn Quang Thắng cho biết, thời gian qua, thành phố đã rất quan tâm, đầu tư nguồn lực cho giáo dục với mục tiêu nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia, từ đó, nâng chất lượng dạy và học. Tỷ lệ chung toàn thành phố các trường đạt chuẩn hơn 55% là sự cố gắng, song tỷ lệ trường đạt chuẩn giữa các cấp học, các quận và huyện có chênh lệch lớn. Hiện tại, còn 7 đơn vị có tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia dưới 60%, trong đó, huyện Ba Vì, Phú Xuyên có tỷ lệ dưới 50%. Đặc biệt, trên toàn thành phố, cấp học mầm non mới đạt tỷ lệ 40,7% trường đạt chuẩn, cấp học THPT mới đạt tỷ lệ 34,2% trường đạt chuẩn.

Ông Nguyễn Viết Cẩn (Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo) cho biết, nguyên nhân của thực trạng nêu trên là do phát triển mạng lưới trường học theo quy hoạch ở Hà Nội không bắt kịp tốc độ gia tăng dân số. Chủ đầu tư xây dựng các khu đô thị mới không quan tâm thực hiện theo quy hoạch, trong đó có việc xây dựng các trường học công lập, dẫn đến quá tải trong các trường học luôn là mối lo thường trực. Ở ngoại thành, kinh phí đầu tư xây dựng trường chuẩn Quốc gia rất khó khăn. Nhiều nơi, vừa phải lo đầu tư xây dựng trường mới, trong khi tiếp tục tìm nguồn đầu tư để công nhận lại trường đã đạt chuẩn Quốc gia trước đó vì đã xuống cấp. Còn ở nội thành, các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, đa phần lại khó khăn về đất để mở rộng trường, nên cũng vướng mắc trong việc tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn.

Đại biểu Đỗ Thùy Dương (chuyên gia tư vấn quản trị nguồn nhân lực và phát triển doanh nghiệp) cho rằng, Nhà nước cần thúc đẩy hợp tác công - tư trong lĩnh vực giáo dục. Đơn cử, một số doanh nghiệp quản trị về giáo dục rất tốt, nhưng lại thiếu nguồn vốn, thiếu nơi áp dụng kỹ năng quản trị. “Trong lúc khó khăn xây dựng trường công lập, thành phố Hà Nội có thể triển khai theo hướng đào tạo từ xa. Bởi thực tiễn mới chỉ 62% học sinh được học trong các trường công lập” - đại biểu Đỗ Thùy Dương nhấn mạnh.
Đại biểu Hoàng Thị Thúy Hằng (Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố) cho biết, thành phố đã ban hành nhiều chính sách thu hút nguồn lực cho ngành Giáo dục, song thực tiễn chính sách chưa đi nhiều vào cuộc sống. Vì thế, UBND thành phố sớm rà soát lại các chính sách để điều chỉnh cho phù hợp, trong đó cần coi trọng thúc đẩy xã hội hóa đối với những vùng khó khăn ở ngoại thành.

Đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục

Đại biểu Nguyễn Văn Thắng (Bí thư Quận ủy Tây Hồ) nhấn mạnh giải pháp về công tác dự báo của ngành Giáo dục: “Việc bố trí nguồn ngân sách, hay thu hút nguồn xã hội hóa đều cần công tác dự báo phát triển dân số thời hạn từ 5 năm đến 10 năm. Vì thế, Sở Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp làm tốt việc này, từ đó tham mưu cho UBND thành phố quy hoạch trường lớp, nơi nào xây dựng trường công, nơi nào kêu gọi xã hội hóa xây dựng trường tư thục”.

Đồng tình với đề xuất trên, đại biểu Nguyễn Minh Tuân (Phó Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố) cho rằng, hiện nay, khâu hậu kiểm trong lĩnh vực đầu tư cho giáo dục ở các khu đô thị chưa tốt. Đại biểu đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư sớm tham mưu cho UBND thành phố thanh tra, kiểm tra, từ đó mới có số liệu để điều chỉnh mạng lưới trường học phù hợp, tiến tới là bố trí nguồn ngân sách đầu tư, cũng như kêu gọi xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Để giải quyết bất cập “các quận thiếu quỹ đất, các huyện thiếu tiền” đầu tư cho giáo dục, bà Lê Thị Thúy Nga, Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Kiến trúc (Sở Quy hoạch và Kiến trúc) cho biết, UBND thành phố đã chỉ đạo rà soát, thống kê các trường khó khăn về quỹ đất để xem xét chủ trương nâng tầng, tăng phòng học, giảm quá tải… Còn về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đạt chuẩn Quốc gia, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố đã đề nghị các huyện khó khăn về kinh phí sớm có đề xuất cụ thể với thành phố để tìm biện pháp tháo gỡ.

Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Đoàn giám sát khảo sát khu vực nhà ăn của Cơ sở Cai nghiện ma tuý số 1
Chuyển động

Sớm thẩm định định mức, đơn giá dịch vụ cho cơ sở cai nghiện ma túy

Gửi kiến nghị đến Đoàn giám sát HĐND tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh mong muốn, UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành chức năng sớm thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ sở cai nghiện ma túy. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp 2 cơ sở cai nghiện ma túy để bảo đảm điều kiện quản lý và tổ chức điều trị, cai nghiện.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.