Thiết bị không người lái: Kiểm soát sao cho hợp lý?

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng không nhân dân, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, kiểm soát việc sử dụng thiết bị bay không người lái là cần thiết để đảm bảo an toàn, an ninh. Tuy nhiên, cần bổ sung quy định miễn trừ phù hợp để bảo đảm cân bằng giữa nhu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế.

Nên phân loại hoạt động bay để xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ

Trong văn bản gửi Quân chủng Phòng không - Không quân góp ý dự thảo Luật Phòng không nhân dân (sau đây gọi là dự thảo Luật), VCCI tập trung góp ý các quy định về khai thác, sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ (UAV).

Theo đó, VCCI đồng tình rằng, kiểm soát việc sử dụng UAV là cần thiết để đảm bảo an toàn, an ninh; đồng ý với yêu cầu phải đăng ký UAV trước khi sử dụng. Tuy nhiên, UAV cũng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế như dịch vụ nông nghiệp (phun thuốc, phân bón; kiểm tra theo dõi ruộng vườn); du lịch, giải trí (màn trình diễn ánh sáng, tạo ra các video quảng cáo du lịch), giao hàng, xây dựng, phòng cháy chữa cháy… Do vậy, VCCI cho rằng, việc quản lý cần đồng thời đáp ứng hai nhiệm vụ, vừa bảo đảm an toàn, an ninh, vừa tạo thuận lợi, thông thoáng cho các hoạt động kinh tế, giải trí.

Kiểm soát việc sử dụng UAV là cần thiết để đảm bảo an toàn, an nin. Nguồn: ITN
Kiểm soát việc sử dụng UAV là cần thiết để đảm bảo an toàn, an nin. Nguồn: ITN

Góp ý trực tiếp vào mục a, khoản 2, Điều 29 dự thảo Luật quy định người trực tiếp điều khiển UAV phải được cấp chứng chỉ, VCCI cho rằng, quy định này có thể hiểu là mọi cá nhân trực tiếp điều khiển sẽ cần phải có chứng chỉ. Như vậy có thể gây ra sự tốn kém cho người điều khiển, đặc biệt người điều khiển trong trường hợp giải trí. Chẳng hạn, Luật về UAV của một số nước chia việc sử dụng UAV thành 4 mục đích sử dụng, trong đó người điều khiển drone vì mục tiêu giải trí hoặc là khách du lịch nước ngoài thì không cần phải có chứng chỉ, trong khi người điều khiển drone vì mục đích thương mại hoặc nhiệm vụ của Nhà nước thì yêu cầu phải có.

Tại mục b, Khoản 2, Điều 29 dự thảo Luật quy định cấp phép với chuyến bay UAV trừ trường hợp phục vụ vui chơi giải trí có trọng lượng cất cánh dưới 0,25kg. Theo VCCI, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có nhu cầu sử dụng UAV cho các mục đích kinh tế với tần suất nhiều lần sử dụng trong năm tại một số địa điểm/khu vực nhất định. Việc yêu cầu cấp phép với từng chuyến bay sẽ tạo ra gánh nặng thủ tục hành chính và chi phí cho doanh nghiệp, người dân.

Vì vậy, VCCI đề xuất cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc chính sách phân loại hoạt động bay, từ đó phân hóa trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể gắn với từng hoạt động bay này, bổ sung quy định miễn trừ phù hợp để bảo đảm cân bằng giữa nhu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế.

Cân nhắc kỹ về điều kiện kinh doanh  

Tại Khoản 2 và Khoản 5, Điều 28 của dự thảo Luật quy định: hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh UAV là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải được cấp phép hoạt động.

Theo VCCI, quy định này cần được xem xét như sau: một ngành, nghề thuộc Danh mục kinh doanh có điều kiện khi ngành, nghề đó có ảnh hưởng đến các trật tự công cộng bao gồm: quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng. Theo Khoản 1, Điều 7 Luật Đầu tư 2020, điều này có nghĩa là việc đặt điều kiện kinh doanh cho một ngành, nghề, trước hết, cần xác định yếu tố lợi ích công ngành nghề đó có thể xâm hại nếu không được quản lý.

Theo Tờ trình dự thảo Luật, hoạt động của UAV có thể ảnh hưởng đến các lợi ích công cộng, bao gồm: nguy cơ uy hiếp an toàn hàng không; nguy cơ đe dọa đến quốc phòng, an ninh. UAV có thể được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ tiến công như trinh sát, chỉ thị mục tiêu, vừa trinh sát vừa tiến công, UAV tiến công… Các nguy cơ này đều liên quan đến hoạt động sử dụng UAV.

Tuy nhiên, theo VCCI, các ngành sản xuất, kinh doanh UAV không trực tiếp liên quan đến hoạt động bay và do đó không thực sự tác động trực tiếp lên các lợi ích công được kể trên đây. Bên cạnh đó, các tài liệu đính kèm dự thảo Luật cũng không có thông tin, số liệu thực tiễn xem liệu các hoạt động sản xuất, kinh doanh UAV tại Việt Nam đang diễn ra như nào, và có nguy cơ, tác động gì nếu không có quy định quản lý. Hơn nữa, dự thảo Luật không quy định về điều kiện kinh doanh với các ngành nghề này, nên không rõ là cơ quan nhà nước muốn quản lý vấn đề gì trong hoạt động của doanh nghiệp, và liệu điều kiện kinh doanh có thực sự giải quyết được mục tiêu chính sách hay không.

Ngoài ra, theo VCCI, một yếu tố nữa cũng cần cân nhắc là UAV có tác động lớn về kinh tế, xã hội và quân sự. Việc phát triển ngành công nghiệp UAV nội địa sẽ có lợi, vừa phục vụ mục tiêu kinh tế, vừa đảm bảo an ninh và nhu cầu quốc phòng khi cần huy động. Các doanh nghiệp trong nước cũng có thể hỗ trợ thúc đẩy và/hoặc chuyển giao công nghệ quân sự với công nghệ dân sự. Các chính sách quản lý thông thoáng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy mục tiêu này. Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu lại điều kiện kinh doanh với hoạt động sản xuất, kinh doanh UAV, có thể cân nhắc bỏ các quy định này.

Pháp luật

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential
Vụ án

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential

Bộ Công an cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét nơi ở đối với Lê Thùy Dung (sinh năm 1985, trú tại phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lợi dụng đầu tư vào các sản phẩm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy
Pháp luật

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy

Theo báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy do Bộ Công an tổ chức sáng ngày 18.11, thời gian qua, nổi lên tình trạng các đối tượng thuê, sử dụng khách sạn, căn hộ chung cư, resort nghỉ dưỡng cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy.

Quang cảnh buổi kiểm tra
Pháp luật

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Bảo đảm chuyên nghiệp và tạo điểm nhấn

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vừa dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Quốc phòng kiểm tra thực địa và nghe báo cáo công tác chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã đề nghị các đơn vị quyết tâm, nỗ lực, cố gắng hoàn thành mọi công tác chuẩn bị để Triển lãm diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.

Vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
Tin tức

Vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

Ngày 13.11, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) cho biết: từ ngày 3-11.11, Đoàn công tác phụ nữ Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Việt Nam đã tham gia các hội thảo về vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tại trụ sở Cảnh sát liên bang Úc (AFP).