Thi trắc nghiệm: Có hay không sự may - rủi?

Có lẽ ở thời điểm này việc thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan không còn quá lạ lẫm với học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, để áp dụng hình thức thi này trên diện rộng và đồng loạt các môn học, theo các chuyên gia việc này còn khá nhiều vấn đề cần quan tâm…

      Sẽ không còn tình trạng “đi” thầy 
      Có lẽ một trong những lý do khiến phương pháp thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) đang gây nhiều tranh cãi từ phía chuyên gia giáo dục, giáo viên phổ thông và học sinh cũng như phụ huynh học sinh là cách thi này không thể hiện được khả năng phân tích, tư duy sáng tạo cũng như độ hiểu bài của thí sinh. Thi TNKQ thường thì đề thi phủ kín nội dung môn học, ít có may rủi do trúng tủ, lệch tủ, ít tốn công chấm bài thi, khách quan trong chấm thi, hạn chế quay cóp khi thi… GS Lâm Quang Thiệp, cố vấn Dự án ngân hàng câu hỏi của Công ty Công nghệ giáo dục và Xử lý dữ liệu cho rằng, cả hai phương pháp thi TNKQ và thi tự luận đều có ưu, nhược điểm riêng nên không thể khẳng định thi tự luận tốt hơn hay TNKQ tốt hơn. Tuy nhiên, theo GS Lâm Quang Thiệp để có ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho một môn thi, cần có một quá trình và công sức của rất nhiều người và cần được thử nghiệm. Sau đó sẽ có phần mềm phân tích, đánh giá kết quả đó để đưa ra được những câu hỏi trắc nghiệm chuẩn nhất, đánh giá được mức độ tư duy của thí sinh. GS Thiệp cũng không khỏi băn khoăn khi nêu ra thực trạng là chính một số người thầy cũng quan niệm thi TNKQ giống như những chương trình trò chơi trên truyền hình nên làm đề thi theo kiểu dàn trải. Rồi có một thực tế nữa là, dù hiện tại chúng ta chưa có “chuẩn” về đề thi trắc nghiệm nhưng trên thị trường đã xuất hiện hàng loạt sách tham khảo về TNKQ với những câu hỏi rất “vớ vẩn”. Viết được những câu hỏi TNKQ đánh giá mức tư duy khác nhau không dễ dàng, do vậy cách tốt nhất là bắt chước những cái thế giới đã làm. 
      Về phía một số trường đại học, việc áp dụng thi trắc nghiệm với một số môn học có lẽ tính “ưu việt” dễ nhận thấy nhất là do phạm vi bao quát rộng của đề thi trắc nghiệm, nên sẽ không còn hiện tượng trước mỗi kỳ thi các sinh viên lại “nô nức” đến “thăm” các thầy để xin thầy thu gom phạm vi câu hỏi ôn tập. Theo đó, nếu thầy có “thương” trò thì cũng bó tay với khả năng tác động vào điểm số vì đã có máy chấm điểm. 
      Có hay không sự may- rủi
      Ông Phạm Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục khẳng định, quá trình xây dựng ngân hàng câu hỏi phụ thuộc vào nhiều phạm vi như nắm vững lý thuyết và phải có đội ngũ chuyên gia, chuyên nghiệp làm. Họ được đào tạo để hiểu về lý thuyết làm đề thi trắc nghiệm nhưng cũng cần phải có một quá trình đúc rút kinh nghiệm. Còn đối với học sinh khi đưa ra phương pháp mới thì họ cũng cần phải có thời gian làm quen. Dù vậy nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo, TNKQ chỉ là phương pháp đánh giá, và cũng chỉ phù hợp với kiến thức đại trà, trên quy mô rộng so đó không nên khuyến khích sinh viên học đối phó với TNKQ. “Thi TNKQ là con dao hai lưỡi, nếu ra đề thi trắc nghiệm tồi thì không thể nói phương pháp nào sẽ tốt hơn. Tuỳ từng mục tiêu thi cử, tìm kiếm người tài hay kiểm tra trình độ, sàng lọc cơ bản - các trường sẽ lựa chọn phương pháp thi tự luận hay thi trắc nghiệm”- ông Phạm Xuân Thanh nhấn mạnh. 
      Với kiểu đánh dấu có vẻ đơn giản khi làm đề thi TNKQ không ít người cho rằng, thí sinh không có chút kiến thức nào cũng có thể làm tốt bài thi, bởi nếu “số đỏ” thì người làm bài sẽ đánh dấu đúng vào chỗ cần thiết, hoặc có thể “kiếm” vài điểm nếu cả bài thi đồng loạt đánh dấu vào cùng một phương án (A, B, C, D…). Tuy nhiên, từ thực tế của quá trình tham gia tổng kết kết quả thi TNKQ của nhiều bài thi ĐH, CĐ, ông Phạm Xuân Thanh khẳng định, không có chuyện may rủi khi thí sinh cứ liều đánh dấu bừa trong thi TNKQ. 
      Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, TNKQ không đánh giá được khả năng tư duy ở mức độ cao. Thực tế, câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá tất cả 6 cấp độ nhận thức (hiểu, biết, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá). Tuy rằng, để có được câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá mức độ tư duy cao thường khá khó khăn, đòi hỏi sự lành nghề trong kỹ năng của người ra đề. Ông cũng thừa nhận, để đánh giá những năng lực tư duy ở cấp độ rất cao thì phương pháp tự luận có nhiều thuận lợi hơn TNKQ, bởi dẫu sao việc trả lời câu hỏi TNKQ vẫn được thực hiện trong khuôn khổ sẵn có. Do đó, mỗi phương pháp cần được sử dụng đúng thời điểm, tránh tràn lan…

Thanh Bình

Giáo dục

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?
Giáo dục

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?

Đề xuất bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí; 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á; 6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng tại Olympic Toán học... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng tới dấu mốc thiêng liêng của dân tộc - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) nhiều trường đại học đã tổ chức chuỗi hoạt động phong phú, ý nghĩa để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần tri ân sâu sắc và khát vọng cống hiến trong thế hệ sinh viên. 

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ
Giáo dục

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ

Đây là nhấn mạnh của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Lưu Hoàng Long tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 với chủ đề "Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp đập của IP", do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức ngày 25.4.

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tối ngày 24.4, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” do Đảng ủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức vang lên như một khúc tráng ca thiêng liêng, kết nối quá khứ hào hùng, hiện tại đầy tự hào và tương lai rực sáng của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29
Giáo dục

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29

Từ phản ánh của báo chí, Ngày 23.4, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) - Công an TP. Hà Nội, UBND và Công an phường Láng Thượng đã tiến hành kiểm tra hoạt động dạy thêm của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2.

KTS Nguyễn Hữu Thái chia sẻ bức ảnh lịch sử, thời khắc ghi âm lời tuyên bố đầu hàng quân Giải phóng của Dương Văn Minh
Giáo dục

Triển lãm ảnh và giới thiệu sách về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc "Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước"

Sáng 24.4, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức triển lãm ảnh Kỷ niệm “50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước”, và toạ đàm giới thiệu hai cuốn sách: "Tầm nhìn từ lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới" và "30.4.1975 - 50 năm nhìn lại".

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"
Giáo dục

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết khẳng định, trong kỷ nguyên số, người sử dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng không kém những người tạo ra công nghệ. Để chuyển đổi số thành công, cần có những công dân số với đầy đủ kỹ năng để học tập, làm việc, khởi nghiệp và sáng tạo trên môi trường số.

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Giáo dục

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

PGS.TS Hà Minh Hoàng nhận định, các trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, bởi trường đại học là nơi đào tạo tri thức, có thể tạo ra các nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ cũng như trí tuệ nhân tạo, tạo ra sản phẩm giải quyết được các vấn đề của xã hội; từ đó giúp công nghệ tiếp cận gần hơn với nhiều người dân.