Thận trọng, đánh giá kỹ lưỡng phương án tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Mọi sự điều chỉnh chính sách (đặc biệt là việc thay đổi phương pháp tính thuế) cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tác động một cách chi tiết, khoa học và rõ ràng đến các bên liên quan...

Cách tính thuế nào phù hợp cho Việt Nam?

Chính phủ đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Đây là dự án luật rất quan trọng với mục tiêu là nhằm điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng khi số liệu thống kê cho thấy những năm qua, tình hình sử dụng thuốc lá, rượu bia ở Việt Nam vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng.

Theo thông lệ quốc tế, thuế tiêu thụ đặc biệt có thể được tính bằng 3 phương pháp.

Phương pháp 1: Tính thuế theo tỷ lệ phần trăm với căn cứ là giá của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và một mức thuế suất nhất định.

Mức thuế suất này khác nhau cho các mặt hàng hóa, dịch vụ. Phương pháp này còn được gọi là tính thuế tương đối (Ad valorem tax).

Phương pháp 2: Tính mức thuế tuyệt đối trên một lượng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Mức thuế tuyệt đối này cũng khác nhau cho từng nhóm dịch vụ, hàng hóa. Phương pháp này còn gọi là tính thuế tuyệt đối (Specifix tax).

Phương pháp 3: Kết hợp cả cách tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và mức thuế tuyệt đối, gọi là phương pháp hỗn hợp (Hybrid tax).

Với nhiều phương pháp đối với thuế tiêu thụ đặc biệt và không có một cách tính thuế nào là hoàn hảo để áp dụng chung cho các quốc gia khác nhau, hẳn nhiên sẽ có những tiêu chí hoặc yếu tố nhất định để nhà làm chính sách cân nhắc lựa chọn phương pháp tính thuế cho phù hợp.

Qua khảo cứu kinh nghiệm quốc tế, có thể thấy phương pháp tính thuế tương đối được đánh giá là khá đơn giản trong quản quản lý, giám sát thuế; thông thường được sử dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ có nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, có sự phân hóa về giá cao (mức chênh lệch giá giữa các phân khúc khá lớn).

Phương pháp này tính trên giá bán nên giá bán sản phẩm, doanh thu thuế hàm chứa cả biến động về giá cả trong nền kinh tế. Do đó, cân đối ngân sách cũng đảm bảo hơn trong các thời kỳ đối với nguồn thu này.

Thận trọng, đánh giá kỹ lưỡng phương án tính thuế tiêu thụ đặc biệt -0
Ngành bia sẽ tác động mạnh khi thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt

Ngược lại, phương pháp tính thuế tuyệt đối thường áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ với sự khác biệt về giá giữa các nhà cung cấp không quá lớn.

Phương pháp này không phụ thuộc vào giá bán mà dựa vào đơn vị tiêu thụ và cho phép Chính phủ dự đoán tốt hơn doanh thu từ thuế.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp tính thuế tuyệt đối là không bắt kịp được sự biến động của giá cả trong nền kinh tế.

Do đó nó thường được áp dụng tại các quốc gia có mức độ lạm phát thấp, ít biến động hoặc với biên độ hẹp.

Đối với phương pháp tính thuế hỗn hợp (cả tương đối và tuyệt đối), chính sách này có khá nhiều ưu điểm khi phối kết hợp 2 cách tính lại với nhau nhưng điểm quan trọng là chính sách thuế lúc này khá phức tạp, tạo ra nhiều gánh nặng quản lý hơn; tác động phức tạp hơn cả phía cung và cầu tiêu dùng.

Do đó, khi triển khai phương pháp này, cần đánh giá thật kỹ lưỡng.

Khi phân tích, đánh giá không kỹ, chính sách thuế đưa ra hoàn toàn có thể mang lại các phản ứng phụ tiêu cực, không mong muốn như việc người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thay thế rẻ hơn, ít hoặc không bị đánh thuế (thậm chí là hàng lậu, trốn thuế và chất lượng thấp) khiến mục tiêu của Chính phủ trong việc tăng nguồn thu và khuyến khích những cộng đồng mạnh khỏe không đạt được.

Thận trọng, kỹ lưỡng khi điều chỉnh chính sách

Kinh nghiệm cải cách hệ thống thuế trên thế giới cũng chỉ ra rằng, Chính phủ cần phải rất thận trọng trong quá trình xây dựng, ban hành chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt; tuyệt đối không được vội vàng thay đổi đột ngột.

Chính sách đưa ra phải đảm bảo công bằng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện hữu. Mọi sự thay đổi cần được đánh giá tác động kỹ càng, chi tiết một cách khoa học, trong đó, việc nghiên cứu kỹ độ co giãn của cầu là hết sức cấp thiết.

Việc không nghiên cứu kỹ độ co giãn của cầu có thể làm chệch mục tiêu của chính sách (giảm tỷ lệ tiêu dùng và tăng thu) vì tăng thuế quá mức có thể dẫn đến giảm doanh thu (kéo theo giảm thu ngân sách) và người tiêu dùng tìm kiếm các giải pháp thay thế (ví dụ như mua bán từ kênh buôn lậu, không chính ngạch).

Quan trọng hơn, lộ trình cải cách cần được công bố, quy định trước để các doanh nghiệp điều chỉnh, thích ứng với chính sách mới.

Một năm trước, Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Trong đó, Trung ương đã đưa ra định hướng xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Với tinh thần đó, trên cơ sở các nguyên tắc đề ra nên trên, trước hết, Nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng và công bố công khai, rõ ràng lộ trình cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn để các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ có thể xây dựng định hướng đầu tư, sản xuất kinh doanh phù hợp.

Việc làm này cũng sẽ giúp các bên liên quan (Chính phủ, doanh nghiệp cung ứng, người tiêu dùng và người nông dân/nhà cung cấp nguyên liệu) đỡ bị tác động tiêu cực, đột ngột.

Trong ngắn và trung hạn (3 năm), Nhà nước nên giữ nguyên phương pháp tính thuế hiện tại và thực hiện điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt để đạt được mục tiêu tăng giá bán rượu bia thêm ít nhất 10% như khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Sau thời gian này, khi thị trường ngành bia Việt Nam phát triển và đạt được các điều kiện phù hợp thì Nhà nước có thể tiến hành chuyển sang áp dụng tính thuế hỗn hợp với cơ cấu hợp lý (ban đầu áp dụng mức thấp và điều chỉnh tăng dần) hoặc xây dựng lộ trình chuyển hẳn sang tính thuế tuyệt đối đa bậc và có lộ trình thu hẹp dần các bậc thuế cho các phân khúc khác nhau.

Các ý kiến đều cho rằng, mọi sự điều chỉnh chính sách (đặc biệt là việc thay đổi phương pháp tính thuế) cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tác động một cách chi tiết, khoa học và rõ ràng đến các bên liên quan; khi chưa làm được điều đó, hãy khoan bàn đến việc điều chỉnh phương pháp tính thuế.

Doanh nghiệp

Viettel góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng
Doanh nghiệp

Viettel góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 13 hợp đồng, thỏa thuận hợp tác với các đối tác quốc tế về cung cấp hạ tầng 5G; tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ toàn cầu; thiết kế, sản xuất và kinh doanh thiết bị quốc phòng… Hoạt động đã đóng góp vào mục tiêu thu hút, tìm kiếm những đối tác tiềm năng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong và ngoài nước.

Vì mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch - thân thiện với môi trường
Kinh tế

Vì mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch - thân thiện với môi trường

Với mục tiêu và quyết tâm đóng góp sức mình vào hành trình phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch, thân thiện với môi trường; cách đây 5 năm, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ra đời doanh nghiệp chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học, hữu cơ vi sinh, enzym... với nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty: Hồi sinh, “bứt tốc” các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia
Doanh nghiệp

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty: Hồi sinh, “bứt tốc” các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia

Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 7%/năm, hướng đến mục tiêu tăng trưởng trên hai con số vào những năm tới, một trong những yêu cầu cấp bách là phát triển sản xuất, chống lãng phí, trong đó phải "hồi sinh" các đại dự án từng bị đình đốn, "đắp chiếu"; đồng thời "bứt tốc" phát triển các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước... Năm 2024, 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã có những bước chuyển mình, bứt phá mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào nền kinh tế đất nước, "ngược dòng" vực dậy những dự án thua lỗ, gây lãng phí trước đây.

PVcomBank được vinh danh TOP 100 Sao Vàng đất Việt 2024
Doanh nghiệp

PVcomBank được vinh danh TOP 100 Sao Vàng đất Việt 2024

Ngày 24.12.2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã được vinh danh Top 100 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024. Đây là một trong những giải thưởng danh giá nhất dành cho các thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam, ghi nhận những nỗ lực không ngừng của PVcomBank trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại và khẳng định vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng.

Bigfa được vinh danh Top 200 doanh nghiệp Sao Vàng Đất Việt 2024
Doanh nghiệp

Bigfa được vinh danh Top 200 doanh nghiệp Sao Vàng Đất Việt 2024

Ngày 24.12.2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Công ty cổ phần Bigfa vinh dự được ghi danh trong Top 200 Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2024 – giải thưởng danh giá tôn vinh những thương hiệu tiêu biểu nhất của Việt Nam. Đây là niềm tự hào lớn không chỉ cho Bigfa mà còn cho tỉnh Hòa Bình khi doanh nghiệp xuất sắc trở thành một trong hai đại diện tiêu biểu của tỉnh được vinh danh tại sự kiện uy tín này.

Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Nhân vật của Năm 2024
Kinh tế

Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Nhân vật của Năm 2024

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) – vừa được The Moodie Davitt Report (ấn bản 342, ngày 19.12.2024) vinh danh là “Nhân vật của Năm 2024”, ghi nhận những đóng góp xuất sắc của ông trong hàng không, du lịch, bán lẻ miễn thuế và xa xỉ phẩm tại Việt Nam.

MB Ageas Life lọt Top 100 Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2024
Doanh nghiệp

MB Ageas Life lọt Top 100 Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2024

Ngày 24.12.2024, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas (MB Ageas Life) đã được xướng tên trong Top 100 Thương hiệu tiêu biểu Việt Nam tại Lễ trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2024, một trong những giải thưởng uy tín hàng đầu, tôn vinh các doanh nghiệp xuất sắc đang góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.

Tập đoàn Bách Việt được vinh danh trong Top 100 Sao Vàng đất Việt 2024
Doanh nghiệp

Tập đoàn Bách Việt được vinh danh trong Top 100 Sao Vàng đất Việt 2024

Ngày 24.12, lễ trao Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024 với chủ đề “Vươn tầm Việt Nam” đã được tổ chức trang trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia với sự tham gia của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ Ngành, cơ quan báo chí, các doanh nghiệp đoạt giải và đông đảo khách mời. Tập đoàn Bách Việt (BV Group) vinh dự được xướng danh trong Top 100 Sao Vàng đất Việt 2024.

Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024
Doanh nghiệp

Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024

Ngày 24.12.2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Sao Vàng đất Việt 2024, vinh danh 200 thương hiệu tiêu biểu. Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được xướng tên trong Top 10 doanh nghiệp xuất sắc. Dự lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương.