Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động buôn bán và tiêu thụ thịt động vật nuôi

Sáng 4.7, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử phối hợp với Tổ chức Truyền thông thay đổi hành vi Intelligentmedia và Tổ chức Soi Dog Foundation International tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Buôn bán và tiêu thụ thịt động vật nuôi (chó, mèo): Chính sách, thách thức và cơ hội".

Phó Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh phát biểu
Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh phát biểu

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh và Giám đốc Vận động chính sách quốc tế, Tổ chức Soi Dog Foundation International Rahul Sehgal đồng chủ trì tọa đàm.

Phát biểu khai mạc, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nêu rõ, chó, mèo là động vật nuôi quan trọng trong nhiều gia đình từ xưa tới nay. Các gia đình nuôi chó, mèo với nhiều mục đích khác nhau, như giữ nhà, bắt chuột, lấy thực phẩm, làm bạn... Việc đối xử với chó mèo phụ thuộc theo phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của từng dân tộc.

Các đại biểu dự Toạ đàm
Các đại biểu dự tọa đàm

Ngày nay, với sự phát triển toàn cầu hóa, việc đối xử với động vật nuôi (chó, mèo) cũng đang có sự chuyển hóa mạnh mẽ. Chính vì vậy, chính sách pháp luật về việc nuôi nhốt, buôn bán, sử dụng thịt động vật nuôi (chó, mèo) cần có sự thay đổi. 

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu nêu rõ, để giúp các đại biểu dân cử có được bức tranh tổng thể về thực trạng nuôi nhốt, buôn bán, sử dụng thịt động vật nuôi (chó, mèo), chính sách, pháp luật liên quan cũng như các vấn đề đang đặt ra cần giải quyết nhằm giảm trừ bệnh dại, giảm thiểu việc buôn bán, tiêu thụ thịt chó, mèo, phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước theo hướng văn minh, hiện đại. 

các đại biểu dự Tọa đàm
Các đại biểu dự tọa đàm

Tại tọa đàm, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến, đề xuất các giải pháp lâu dài đối với vấn đề buôn bán và tiêu thụ thịt động vật nuôi, nhất là trong bối cảnh việc buôn bán, tiêu thụ thịt chó, mèo vẫn đang diễn ra, cộng thêm các rủi ro ngày càng gia tăng về vấn đề sức khỏe cộng đồng và sự cần thiết trong việc hoàn thiện công tác phòng chống bệnh dại và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ khác. 

Tại Việt Nam, việc đối xử nhân đạo với động vật đã được quy định tại khoản 1, Điều 21 của Luật Thú y năm 2015; các Điều 60, 69 và 71, Luật Chăn nuôi. Ngoài ra, Điều 29 của Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 1.3.2021 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi, trong đó có quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm liên quan đến quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi.

Quang cảnh Toạ đàm
Quang cảnh tọa đàm

Tuy nhiên, hiện nhiều địa phương chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức, chưa tổ chức quản lý đàn chó, mèo; nhận thức của chính quyền cơ sở và người dân về bệnh dại còn hạn chế, chưa chấp hành tốt các quy định trong phòng, chống bệnh. Ý thức của người chăn nuôi về quản lý, đối xử nhân đạo và phòng, chống bệnh cho vật nuôi còn nhiều hạn chế; có một bộ phận hộ chăn nuôi không chủ động kê khai, đăng ký đàn chó, mèo với chính quyền, tình trạng nuôi chó thả rông, không xích nhốt vẫn phổ biến, còn tình trạng không chấp hành việc tiêm phòng cho đàn chó, mèo…

Đại diện Tổ chức Soi Dog Foundation International cung cấp nhiều thông tin và dữ liệu khảo sát liên quan đến những tác động tiêu cực mà hoạt động buôn bán, vận chuyển và giết mổ chó, mèo mang lại, đặc biệt là các vấn đề về tâm sinh lý, vết thương vật lý và nguy cơ lây truyền dịch bệnh với các nhóm đối tượng tham gia vào quá trình buôn bán và giết mổ. Theo các chuyên gia, kinh nghiệm quốc tế, như lệnh cấm ăn thịt chó tại Thái Lan và Philippines là bài học mà Việt Nam có thể cân nhắc tham khảo.

Tổ chức Soi Dog Foundation International cam kết hỗ trợ chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể xã hội và cộng đồng trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động can thiệp toàn diện nhất, như hoàn thiện khung pháp lý, kiện toàn công tác thực thi pháp luật, tổ chức các chương trình giáo dục, đào tạo, thúc đẩy sản phẩm thay thế, hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, tạo điều kiện thiết lập các cơ chế phối hợp hiệu quả hướng đến việc hình thành quan niệm xã hội "nói không" với việc tiêu thụ thịt chó, mèo.

Chính trị

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình 1719 tại Ea Súp
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Ea Súp, Đắk Lắk

Chiều 17.4, tại huyện Ea Súp, Đắk Lắk, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025).

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Cơ quan Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Cơ quan Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển

Ngày 17.4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển mạnh mẽ hơn nữa

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect

Chiều 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc gặp mặt. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Ngành dầu khí phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện hiệu quả 5 "chữ an"

Trân trọng những đóng góp của ngành dầu khí đối với đất nước trong gần 50 năm qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn, toàn ngành tiếp tục phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện “5 chữ an”: an ninh năng lượng của đất nước, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển và an sinh xã hội. 

Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW
Chính trị

Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW

Ngày 17.4, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Quán triệt Kết luận số 132-KL/TW (Kết luận số 132) của Bộ Chính trị (ban hành ngày 18.3.2025) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào

Ngày 17.4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nhân dịp Thủ tướng tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) tại Hà Nội, từ ngày 15 - 17.4.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Chính trị

Cho ý kiến về kết quả thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương

Sáng nay, 17.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương trong khu vực công, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu

Sáng 17.4, tiếp ông Sang-Hyup Kim, Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh việc GGGI đặt mục tiêu huy động thêm 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam giai đoạn 2024 - 2028.

Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 3, khóa X
Chính trị

Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 3, khóa X

Ngày 17.4, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 3, khóa X để thảo luận, cho ý kiến một số nội dung trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị.