Tấm vé vàng của điện ảnh Việt

Đó là những bộ phim đặc sắc, mang giá trị tinh thần và vẻ đẹp mà nhiều người đã bất chấp khó khăn, sự câu thúc của hoàn cảnh để làm ra. Đúc kết, nhìn lại nhằm tôn vinh tài năng, cũng là một cách kiểm đếm hành trang cho con đường phát triển điện ảnh Việt.

Gần như hơi thở

101 bộ phim Việt Nam hay nhất là dự án điện ảnh tâm huyết của nhà báo Lê Hồng Lâm sau hơn 20 năm theo dõi, viết về điện ảnh và 3 năm chuyên tâm hoàn thành cuốn sách. 101 bộ phim trải từ năm 1953 - 2018, phác họa bức tranh toàn cảnh, cho thấy chân dung con người Việt Nam hiện đại. Nhiều người ví nó như “biên niên sử” Việt Nam bằng điện ảnh, có những biến động và bình lặng, những chia cắt và hòa hợp, vết thương và hàn gắn, khổ đau và hạnh phúc, tan vỡ và hồi sinh, nước mắt và nụ cười, ra đi và trở về… Ở đó, có chân dung của những phụ nữ, những người đàn ông, những đứa trẻ với ánh mắt sầu muộn và xa xăm nhưng vẫn ánh lên niềm hy vọng. Chất “đời” ấy khiến cho các phim đáng xem và được ngóng chờ.

Chung một dòng sông, Vĩ Tuyến 17 ngày và đêm khởi động cho điện ảnh cách mạng Việt Nam. Sau đó là một loạt tác phẩm xuất sắc như: Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn, bộ ba Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, Mùa nước nổi về tinh thần bất khuất của người dân Nam bộ chống Mỹ. Những bộ phim khắc sâu các số phận thời hậu chiến như: Thương nhớ đồng quê, Đời cát, Sống trong sợ hãi, Chuyện của Pao… Những phim mang đến mỹ cảm điện ảnh khác lạ của các đạo diễn Việt kiều trở về nước làm phim như: Mùi đu đủ xanh, Xích lô, Mùa len trâu... Các tác phẩm thu hút chục triệu người xem, tạo nên đời sống phim ảnh sôi động. Thập niên 1980 - 1990, phim chiếu ở các rạp chiếu bóng lưu động đồng thời ở ba, bốn xã, một tập dài 1 tiếng rưỡi nhưng buổi chiếu có thể đến vài tiếng vì những lần ngắt quãng thay băng. Ai cũng háo hức, say mê các tác phẩm kể về những anh hùng và sức sống kỳ diệu của con người, từng chuyển động nhỏ được đề cập trong phim đều gần gũi như hơi thở đời sống.

Trong buổi giao lưu ra mắt sách tại Hà Nội, nhà phê bình Lê Hồng Lâm cho biết, dự án 101 bộ phim Việt Nam hay nhất anh muốn dành để tôn vinh những tài năng cũng như những bộ phim của điện ảnh Việt Nam đang dần bị lãng quên. Điểm mặt chỉ danh các tác phẩm, so sánh đối chiếu với cảm xúc khi xem hàng trăm bộ phim kinh điển của thế giới, anh nhận ra điện ảnh Việt Nam vẫn xúc động hơn cả. “Bởi ở đó, tôi được sống với tâm hồn người Việt Nam, được tắm trong ngôn ngữ tiếng Việt thuần nhị, được chiêm ngưỡng cảnh đẹp Việt Nam qua các vùng miền và được chứng kiến những cảnh đời cay đắng, nhọc nhằn, gian khó nhưng vẫn tràn đầy sức sống của người Việt qua các thời kỳ khác nhau”.

“Con tàu” kỳ vọng

Trong số hàng trăm bộ phim tạo được tên tuổi, nhiều phim đã từng hay nhưng bây giờ không còn hay nữa vì tính tuyên truyền quá lộ mặc dù vẫn có giá trị nhất định về mặt lịch sử. Có nhiều phim hay và giờ xem lại vẫn hay. Một số phim khác gần đây chủ yếu là dòng phim giải trí, được thực hiện chỉn chu và mang một vài thông điệp tích cực nào đó về cuộc sống và con người đương đại. Các đường dẫn này tạo nên sơ đồ hệ thống để nhìn nhận, đánh giá Việt Nam ở vị trí nào trên bản đồ điện ảnh thế giới.

Điện ảnh Việt Nam tạm tính từ Kiếp hoa (1953) đến Song lang ra mắt tháng 8.2018, có khoảng 1.000 phim gồm các thể loại thời chiến tranh, hậu chiến, thời kỳ “mì ăn liền”. Theo nhà phê bình Lê Hồng Lâm, bên cạnh những phim hay, không phủ nhận có nhiều phim dở, được làm quá ẩu, ngây ngô, ước lệ. Đặc biệt, trong thời kỳ phim “mì ăn liền” đầu thập niên 1990 và những bộ phim “cúng cụ” của điện ảnh nhà nước tốn cả chục tỷ đồng nhưng bán không được vé, điện ảnh Việt Nam dần thoái trào, khán giả mất lòng tin. Vàng thau lẫn lộn, những bộ phim “đi cùng năm tháng” của điện ảnh Việt Nam cũng phải chịu chung tiếng oan và nhiều thành kiến không đáng có.

Theo NSND Như Quỳnh, gương mặt quen thuộc trên màn ảnh 50 năm qua bày tỏ, phim Việt xưa thường hướng đến sự tự nhiên, giản dị, diễn viên hóa thân vào nhân vật dường như không phải diễn mà thấy như là chính mình. Đời sống bây giờ phức tạp và dữ dội hơn nhiều, ngôn ngữ điện ảnh cũng phải đổi khác. Biến động, đổi thay và phát triển là một tiến trình có vàng son, có thoái trào, có lưu tồn, biến mất… mang lại cái nhìn về nghệ thuật qua mỗi giai đoạn khác nhau nhưng sau cùng và quan trọng nhất là làm sao toát lên giá trị nhân văn.

Không phủ nhận đóng góp tích cực của dòng phim thị trường nhưng điện ảnh nước nhà thực tế đang tràn ngập “sạn” là những phim không bám sát đời sống, không mang bóng dáng Việt Nam. Đạo diễn, NSND Phạm Nhuệ Giang dẫn chứng đề tài về phụ nữ Việt Nam thời hậu chiến thôi thúc ngôn ngữ điện ảnh kể về những số phận vừa đau khổ, vừa chịu đựng, còn hế hệ làm phim bây giờ có nhiệm vụ cất tiếng nói của ngày nay. Có điều, tiếng nói ấy đôi khi đến nỗi người ta không còn nhận ra tính Việt Nam nữa, những tiếp cận hời hợt hướng đến vui vẻ, bước ra khỏi rạp khán giả sẽ quên ngay, còn hiện thực xã hội thì sai hoàn toàn.

Nhưng khán giả vẫn có quyền kỳ vọng vào điện ảnh Việt Nam. Nhiều phim vượt thoát theo hướng thể nghiệm nghệ thuật, dành cho những đạo diễn dám “lội ngược dòng”, không tuân theo quy luật chung. Đập cánh giữa không trung, Đảo của dân ngụ cư, Nhắm mắt thấy mùa hè, Song lang… là những tiếng nói đương đại đầy cá tính, được cả giới hàn lâm và công chúng đón nhận. Trong dòng chảy điện ảnh thế giới, điện ảnh Việt chỉ là một nhánh rất nhỏ nhưng mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ luôn có tác phẩm khiến ta tin rằng con tàu điện ảnh Việt sẽ còn đi xa. 

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.