Những lời khuyên về chăm sóc da dầu từ bác sĩ da liễu

Da dầu là loại da có tuyến bã nhờn sản xuất lượng dầu quá mức, dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn và khiến da luôn trong tình trạng bóng dầu. Đa số da bị dầu xuất hiện ở nam nhiều hơn ở nữ giới, thường ở người trẻ tuổi, đặc biệt là trong lứa tuổi dậy thì và thanh thiếu niên.

Biểu hiện của da dầu

Thạt sĩ, BSNT Phan Thị Bình Minh- Bệnh viện Da liễu Trung ương chia sẻ: Biểu hiện thường thấy của da dầu như: Bề mặt da dày, sần sùi, không láng mịn; da có nhiều dầu nhờn, đặc biệt là vùng chữ T (trán, mũi, cằm); lỗ chân lông to, có thể quan sát bằng mắt thường; da thường xuyên nổi mụn như mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn bọc…; da dầu dễ bắt nắng và sạm màu

Theo Bác sĩ Minh, nguyên nhân của da dầu có thể do:

Di truyền: Nếu có bố hoặc mẹ hoặc cả hai bố mẹ có da dầu thì con của họ cũng sẽ có thể là da dầu.

Tuổi tác: Tuyến bã hoạt động mạnh nhất ở lứa tuổi dậy thì và thanh thiếu niên, sau đó sẽ giảm dần, da tiết ra ít bã nhờn hơn khi bạn già đi.

Môi trường sống: Tỷ lệ người có làn da dầu sẽ cao hơn ở vùng khí hậu nóng ẩm. Ngoài ra, tình trạng da đổ nhiều dầu sẽ xuất hiện vào mùa hè nhiều hơn mùa thu, mùa đông.

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Chăm sóc da bằng các loại mỹ phẩm không phù hợp có thể khiến da sản xuất nhiều bã nhờn hơn.

Chăm sóc da thái quá: Rửa mặt, tẩy tế bào da chết quá mức sẽ lấy đi gần như toàn bộ lớp dầu trên da, kích thích tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp sự mất mát này, từ đó khiến da trở nên nhờn hơn.

Da dầu thường có lỗ chân lông to, dễ nổi mụn (Ảnh: Adobe Stock)
Da dầu thường có lỗ chân lông to, dễ nổi mụn (Ảnh: Adobe Stock)

Cần làm gì để chăm sóc da dầu?

Để giúp kiểm soát da dầu, các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương khuyên bạn nên áp dụng các mẹo sau:

- Rửa mặt mỗi sáng, tối và sau khi tập thể dục. Không nên chà xát quá da quá mạnh khi rửa mặt bởi việc chà xát da có thể gây kích ứng và làm tồi tệ hơn tình trạng da của bạn.

- Chọn các sản phẩm chăm sóc da được dán nhãn “oil free – không chứa dầu” và “noncomedogenic – không gây mụn”. Điều này có nghĩa là các sản phẩm có các nhãn này, bao gồm sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và trang điểm sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn hoặc gây ra mụn.

- Sử dụng sửa rửa mặt tạo bọt nhẹ nhàng. Nhiều người cho rằng cần phải rửa mặt mạnh để giảm dầu thừa trên da. Tuy nhiên, sử dụng sữa rửa mặt quá mạnh có thể gây kích ứng da và kích thích sản xuất dầu tăng lên. Thay vào đó, hãy tìm loại sữa rửa mặt dịu nhẹ.

- Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày. Dù bạn có làn da dầu nhưng việc thoa kem dưỡng ẩm để giữ nước cho da vẫn rất quan trọng.

- Bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời. Kem chống nắng giúp ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến nếp nhăn, đốm đồi mồi và thậm chí là ung thư da. Để ngăn ngừa mụn nổi lên, hãy tìm kem chống nắng có chứa oxit kẽm và titanium dioxide và không sử dụng kem chống nắng có chứa hương liệu hoặc dầu.

- Chọn các sản phẩm trang điểm không chứa dầu; không sử dụng chất tẩy rửa gốc dầu hoặc cồn; không để lớp trang điểm khi đi ngủ; luôn tẩy trang trước khi ngủ.

- Không chạm vào da mặt của bạn suốt cả ngày. Mặc dù bạn rất muốn chạm vào mặt, nhưng làm như vậy có thể làm lây lan bụi bẩn, dầu và vi khuẩn từ tay lên mặt. Chỉ chạm vào mặt khi bạn đang làm sạch, dưỡng ẩm, thoa kem chống nắng hoặc trang điểm và trước tiên hãy đảm bảo rằng tay của bạn sạch sẽ.

Làn da của mỗi người là khác nhau và không có phương pháp chăm sóc da chung nào phù hợp có tất cả mọi người. Nếu bạn lo lắng về một làn da tiết quá nhiều dầu hay làn da dầu đi kèm tình trạng mụn ẩn, mụn viêm, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ trực tiếp thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn
Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới
Sống khỏe

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

Thương hiệu chăm sóc tóc Satinique thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số
Sức khỏe

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số

Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ thống y tế hiện đại, thông minh, phục vụ người dân hiệu quả và minh bạch. Việc triển khai bệnh án điện tử tại 100% bệnh viện và số hóa toàn diện thủ tục hành chính là những bước đi then chốt thể hiện quyết tâm đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?
Sức khỏe

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?

Những thông tin tiêu cực về vụ việc sản xuất sữa bột giả ở Chương Mỹ, Hà Nội đang tác động mạnh đến người tiêu dùng nội địa. Nếu cơ quan chức năng cũng như cơ quan quản lý nhà nước về kiểm định, an toàn thực phẩm, cấp phép... không siết lại thì sữa hoàn toàn có nguy cơ trở thành thị trường mất niềm tin nhất trong thời gian tới.

Lô sữa giả trong đường dây sản xuất, kinh doanh sữa giả bị phát hiện đang được đóng gói
Sức khỏe

Cần xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật

Đó là đề nghị của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trước thực trạng nhiều người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang “vô tư” quảng cáo thực phẩm và thực phẩm chức năng sai sự thật hoặc thổi phồng công dụng của sản phẩm.