Hỏi - Đáp về đăng ký, thống kê hộ tịch

Sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu hộ tịch điện tử

Hỏi: Hệ thống thông tin đăng ký và quản ký hộ tịch, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch trên toàn quốc đã và đang được triển khai như thế nào?

Trả lời:

Thực hiện nhiệm vụ quy định trong Luật Hộ tịch, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã phê duyệt Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”. Để bảo đảm tính khả thi của Dự án, cũng như để có kinh nghiệm thực tiễn làm cơ sở xây dựng Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, Bộ Tư pháp đã xây dựng và triển khai Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch” (được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt ngày 30.10.2015 tại Quyết định số 1897/QĐ-BTP với thời gian thực hiện là 2 năm 2016 và 2017) trong đó đặt ra 4 nhiệm vụ chính: (i) Xây dựng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung tại các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch; (ii) Triển khai thí điểm Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung và Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch (gọi chung là Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch) tại 4 tỉnh, thành phố gồm: TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Nghệ An; (iii) Từng bước thiết lập Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu hộ tịch điện tử thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

,Sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu hộ tịch điện tử

Trên cơ sở đó, năm 2016, Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch đã được xây dựng và triển khai với 5 phần mềm ứng dụng, bao gồm: (i) Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử; (ii) Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung; (iii) Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch; (iv) Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu người dùng; (v) Hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.

Nhằm hỗ trợ các địa phương quản lý dữ liệu số hóa (bao gồm việc cập nhật dữ liệu đăng ký hộ tịch đã được đăng ký vào cơ sở dữ liệu đồng thời lưu trữ các bản scan trang sổ hộ tịch và các giấy tờ liên quan (nếu có)), từ năm 2019, Bộ Tư pháp đã triển khai thêm Phần mềm quản lý dữ liệu hộ tịch lịch sử (giai đoạn 2006 - 2015) theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP (gọi tắt là Phần mềm Dữ liệu hộ tịch 158).

Việc số hóa dữ liệu hộ tịch là nhiệm vụ đã được giao các địa phương theo quy định của Nghị định số 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ, các địa phương đang tổ chức thực hiện theo quy định, lộ trình. Dữ liệu sau khi số hóa được rà soát, phê duyệt được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc dùng chung của Bộ Tư pháp.

Sau 6 năm vận hành, Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch đã được triển khai tại tất cả các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch trên toàn quốc từ Bộ Tư pháp tới xã với gần 20.000 tài khoản sử dụng hàng ngày đã đem lại thay đổi mạnh mẽ trong công tác hộ tịch, đáp ứng tốt nhu cầu rất lớn đăng ký hộ tịch của người dân, hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này và từng bước kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (đối với khai sinh) và Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc liên thông các thủ tục khai sinh và bảo hiểm; sẵn sàng kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu khác của Nhà nước theo quy định của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 9.4.2020 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

(Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Bộ Tư pháp, UNFPA và Vital Strategies)

Pháp luật

Năm 2023, tỷ lệ xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên toàn quốc là 96,1%
Tin tức

Năm 2023, tỷ lệ xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên toàn quốc là 96,1%

Đây là thông tin được đưa ra trong Hội thảo "Đánh giá tình hình thực hiện công tác chuẩn tiếp cận pháp luật", do Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre vừa tổ chức. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật TS. Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Nâng cao năng lực và nghiệp vụ đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật
Pháp luật

Nâng cao năng lực và nghiệp vụ đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông, từ ngày 17.7 - 10.10, Sở Tư pháp đã tổ chức 30 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo nội dung số 2, 3 tiểu dự án 01, Dự án 10 Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; 2 hội nghị Tập huấn nâng cao năng lực và nghiệp vụ đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật và nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân ở cơ sở tại các thôn, bon thuộc huyện Krông Nô, Cư Jut, Đắk Mil, Đắk R’Lấp, Đắk Glong và thành phố Gia Nghĩa, thu hút gần 3.000 đại biểu tham dự, chủ yếu là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; đội ngũ tuyên truyền viên, Hòa giải viên ở cơ sở và người dân ở cơ sở.

Bắc Giang: Công an Lạng Giang khởi tố nhóm đối tượng mang dao kiếm đua xe gây náo náo loạn khu dân cư
Pháp luật

Bắc Giang: Công an Lạng Giang khởi tố nhóm đối tượng mang dao kiếm đua xe gây náo náo loạn khu dân cư

Ngày 16.10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Lạng Giang (Bắc Giang) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự gây rối trật tự cộng cộng xảy ra tại khu đô thị phía Tây, thị trấn Vôi ngày 25.8, đồng thời ra quyết định khởi tố bị can về tội danh trên đối với 7 đối tượng.

Nhiều cơ quan tố tụng phản hồi đơn kêu cứu của doanh nghiệp gửi Báo Đại biểu Nhân dân
Hồi âm

Nhiều cơ quan tố tụng phản hồi đơn kêu cứu của doanh nghiệp gửi Báo Đại biểu Nhân dân

Liên quan đến vụ án "tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh" giữa Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân dụng Hà Nội và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng cầu đường Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm có văn bản gửi Báo Đại biểu Nhân dân.