Sách trong thời đại công nghệ số

Sách là sản phẩm của nền văn minh nhân loại, chứa đựng các thành tựu không chỉ những kiến thức khoa học về lĩnh vực tự nhiên, xã hội, những kinh nghiệm trong đời sống sản xuất hay quan hệ ứng xử, mà còn là nơi gửi gắm những tâm tư tình cảm của con người... Tuy nhiên, dưới sự phát triển của công nghệ số, sách in truyền thống đang phải đối mặt với không ít khó khăn...

 Ảnh: ITN
Ảnh: ITN

Sách là sản phẩm của xã hội văn minh, sự ra đời của sách là một bước tiến quan trọng của xã hội loại người. Khi chữ viết, giấy và nhất là kỹ thuật in ra đời, con người ghi lại những suy nghĩ, thành quả lao động sản xuất, đời sống văn hóa tinh thần... và truyền tải  cho nhau và đến các thế hệ khác nhau. Có thể nói từ khi sách ra đời thì trên mỗi bước đi của con người luôn có dấu ấn của sách. Tất nhiên trong quá trình phát triển của lịch sử, sách không phải là phương tiện duy nhất để ghi lại và truyền đạt thông tin từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng khi những tri thức ấy được ghi lại bằng văn bản và được gìn giữ một cách có ý thức thì người đời sau sẽ nhận được những tri thức chính xác do thế hệ trước truyền lại mà không bị sai lệnh hay mai một như hình thức truyền miệng. Có thể thấy, sách có vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử và đời sống của con người.

Câu hỏi đặt ra, với trình độ khoa học công nghệ phát triển nhanh và mạnh, ngày càng có nhiều phương tiện truyền thông tin như truyền thanh, truyền hình, internet… như hiện nay liệu sách có "chết"? Về vấn đề này, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên cho rằng, sách hay internet cũng đều là công cụ để bảo tồn và truyền tải tri thức. Do vậy, dù được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào thì sách cũng vì một mục đích là phục vụ độc giả, theo thời gian sách chỉ chuyển đổi phương tiện truyền tải thông tin mà thôi.

Thực tế chứng minh, trong lịch sử văn hóa có những thứ đã dần biến mất theo thời gian dưới sự tác động của công nghệ số như viết thư tay, in ảnh, mua báo giấy hay sở hữu một cuốn bách khoa toàn thư… nên việc sách có mất hay không là vấn đề chúng ta cần phải bàn tới. Với một người ham đọc sách, nhà văn Nguyên Ngọc đã chia sẻ, ngày xưa lúc đi mua sách, chỉ cần nhìn nhà xuất bản để mua mà chưa cần biết tác giả là ai, nội dung sách như thế nào cũng biết đó là biết sách hay. Nhưng bây giờ, trong kinh tế thị trường, khoa học công nghệ phát triển đã không còn giữ được điều này nữa. Phải chăng, chính việc công nghệ thông tin phát triển quá nhanh, con người ngày càng ỷ lại và phụ thuộc vào các thiết bị hiện đại nên sách đang dần bị bị thu hẹp phạm vi và rơi vào lãng quên, những chức năng trước đây của sách đang được chuyển dần sang cho các thiết bị tin học, phương tiện lưu giữ bằng cách in trên giấy cũng dần teo lại.

Sách có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người, đây là điều không thể phủ nhận, nhưng không có nghĩa các phương tiện truyền thông tin hiện đại không quan trọng. Việc con người phát minh ra giấy và kỹ thuật in là để phục vụ cho nhu cầu trao đổi, chia sẻ thông tin, thì việc phát minh ra các phương tiện truyền thông hiện đại cũng vậy. Mỗi phương tiện truyền thông tin có những ưu, nhược điểm riêng và chúng không thể thay thế nhau - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên nhấn mạnh.

Trước đây, khi truyền hình ra đời có ý kiến cho rằng điện ảnh sẽ "chết" và khi internet xuất hiện thì truyền hình sẽ "chết". Nhưng cho đến hiện nay điện ảnh, truyền hình và internet đang cùng nhau phát triển. Đối với sách cũng vậy, có thể cùng một nội dung cốt truyện nhưng xem phim và đọc tiểu thuyết lại mang lại hai kết quả cảm nhận khác nhau. Đối diện với trang sách, người đọc được độc lập và tự do phát huy trí tưởng tượng và suy luận. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông hiện đại lại có ưu thế là có thể tích chứa được dung lượng lớn trong một đơn vị kích thước nhỏ, khả năng sử dụng linh động, có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi và dễ dàng hơn trong việc chia sẻ, truyền tải cho nhau. Sách cùng với các phương tiện truyền tải thông tin khác sẽ mang đến cho con người cảm nhận những khía cạnh khác nhau của cuộc sống thông qua phương thức của các phương tiện truyền tải. Có thể sách không còn được thế “độc tôn” như trước đây, nhưng việc tồn tại cùng với các phương tiện truyền tải thông tin trong thời kỳ công nghệ số của sách là điều không thể phủ nhận.    

Sách là nơi kết nối tâm hồn, trí tuệ và tâm huyết của bao thế hệ, là sự tiếp nối của ký ức và sự tưởng tượng. Nhà văn Nguyên Ngọc chia sẻ, dù xã hội có phát triển đến đâu, có thêm nhiều hơn nữa các phương tiện truyền tải thông tin hiện đại, nhưng sách vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng và khó có thể thay thế trong đời sống con người.

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.