Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào tổ chức Tọa đàm vai trò của Quốc hội trong xây dựng và triển khai chính sách phát triển kinh tế - xã hội

* Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena chủ trì

Ngày 5.9, tại TP. Đà Nẵng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Ủy viên Trung ương Đảng NDCM Lào, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena cùng chủ trì Tọa đàm chuyên đề “Vai trò của Quốc hội trong xây dựng và triển khai chính sách phát triển kinh tế - xã hội”.

Cùng dự, về phía Việt Nam có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà và Tư lệnh Quân khu 5, Trung tướng Thái Đại Ngọc; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh; Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, Kiểm toán Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội...

Về phía các đại biểu Lào có: Chủ tịch HĐND tỉnh Luang Prabang Vongsavanh ThepPhaChanh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch, Tài chính và Kiểm toán Thanta KhongPhaLy; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Công nghệ và Môi trường Ketkeo Syhalath; Phó Chủ tịch HĐND Thủ đô Vientiane Bountham Phouthavongsa... 

Quốc hội Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Quốc hội Lào, góp phần phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, gắn bó tin cậy, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu khai mạc tọa đàm

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Tọa đàm lần này được tổ chức để Quốc hội Lào  - Quốc hội Việt Nam cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong xây dựng và triển khai chính sách phát triển kinh tế - xã hội; là tọa đàm tiếp nối các hoạt động thành công trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội đã được ký kết vào tháng 5.2022.

Thông qua tọa đàm, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các đại biểu Quốc hội hai nước cùng trao đổi kinh nghiệm thực tiễn tại mỗi quốc gia, tích cực thảo luận để làm rõ và làm sáng tỏ hơn những vấn đề cùng quan tâm. Quan trọng hơn, những thông tin và bài học kinh nghiệm từ tọa đàm sẽ hữu ích, thiết thực cho mỗi quốc gia trong xây dựng hoặc tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế  - xã hội của hai nước trong tình hình mới.

Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena cho biết, mục đích chuyến thăm và làm việc lần này của Đoàn nhằm trao đổi với Quốc hội Việt Nam trong việc thực hiện vai trò của cơ quan lập pháp trong xây dựng, thu hút đầu tư nước ngoài và chính sách về tín dụng xã hội, đặc biệt là phát triển hợp tác xã - một vấn đề mới đối với Lào.

Đoàn cũng mong muốn đi sâu tìm hiểu thêm về một số vấn đề như: công tác giám sát việc thực hiện kế hoạch ngân sách nhà nước, đặc biệt là việc phân công quản lý thu ngân sách giữa Trung ương và địa phương, hiện đại hóa công tác thu; vai trò của Quốc hội trong việc xác nhận, thẩm tra các dự án đầu tư nhà nước, phân bổ ngân sách cho các dự án đã hoàn thành, dự án tiếp tục và dự án mới; việc phân công quản lý giữa Trung ương và địa phương trong việc phê duyệt các dự án nhượng quyền liên quan đến đất đai, mỏ địa chất; chính sách thúc đẩy, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, đặc khu kinh tế và các vấn đề khác…

Quốc hội Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Quốc hội Lào, góp phần phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, gắn bó tin cậy, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Quang cảnh tọa đàm

Tọa đàm gồm hai phiên: Phiên thứ nhất tập trung vào nội dung "Phát triển kinh tế tập thể và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài"; Phiên thứ hai tập trung vào nội dung "Vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030".

Tại mỗi phiên, các đại biểu sẽ nghe đại diện các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam; đặt câu hỏi, trao đổi từ các đại biểu của Quốc hội Lào...

Phát biểu bế mạc Tọa đàm, thay mặt lãnh đạo Quốc hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cảm ơn sự quan tâm tham gia của tất cả các đại biểu của hai nước Việt Nam - Lào; nêu rõ, sau một buổi sáng làm việc khẩn trương, hiệu quả, Tọa đàm đã thành công tốt đẹp, đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Tọa đàm đã nghe 4 bài tham luận rất ý nghĩa và nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận cởi mở, mang tính lý luận và thực tiễn cao. Qua đó, đại biểu hai nước Việt Nam - Lào đã trao đổi nhiều thông tin hữu ích và bài học kinh nghiệm quý báu trong xây dựng, triển khai cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế-xã hội cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Quốc hội hai nước trong thực hiện chức năng quyết định và giám sát thực hiện các vấn đề quan trọng của đất nước. Đặc biệt là các cơ chế, chính sách mới, kịp thời, phù hợp với bối cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước và tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa hai nước trên nhiều mặt như: thương mại, đầu tư...

Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào tổ chức Tọa đàm vai trò của Quốc hội trong xây dựng và triển khai chính sách phát triển kinh tế - xã hội -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena phát biểu tại Tọa đàm

Đồng thời, việc hai Quốc hội phối hợp tổ chức các Hội thảo, Tọa đàm chuyên đề đã và đang hướng tới thành cơ chế thường xuyên, đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thực chất và phù hợp với tinh thần hợp tác giữa hai Bộ Chính trị, hai Quốc hội về việc trao đổi kinh nghiệm trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có, Phó Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào trong những năm gần đây ngày càng khởi sắc, đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, tạo nền tảng để liên kết và củng cố mối quan hệ vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước và Nhân dân hai nước.

Thời gian tới, hai nước đặt ưu tiên cao nhất cùng phấn đấu nâng quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào lên tầm cao mới, theo phương châm chất lượng và hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng kinh tế bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Với tinh thần đó, Phó Chủ tịch Quốc hội tin tưởng Quốc hội hai nước sẽ tiếp tục có những hoạt động hợp tác ngày càng toàn diện và hiệu quả, tiếp tục triển khai các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm quý báu về nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn trong quá trình điều hành, lãnh đạo đất nước, trong đó có việc đồng tổ chức các Hội thảo, Tọa đàm chuyên đề. Đồng thời, hai nước Việt Nam và Lào sẽ tiếp tục nâng quy mô hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tương xứng với quan hệ chính trị và bề dày lịch sử trong quan hệ giữa hai nước.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà tri ân người có công tại tỉnh Hậu Giang
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri tại tỉnh Hậu Giang

Chiều 18.4, tại Trung tâm hành chính TP. Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV - Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, xem xét, quyết định nhiều vấn đề hệ trọng trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, đặc biệt là việc sửa đổi Hiến pháp và pháp luật về tổ chức bộ máy để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập các tỉnh...

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Lắk, Đắk Lắk

Sáng 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) tại huyện Lắk, Đắk Lắk.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC

Sáng 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình chủ trì phiên họp - Ảnh H. Ngọc
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Sáng 18.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát đã họp phiên mở rộng, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình 1719 tại Ea Súp
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Ea Súp, Đắk Lắk

Chiều 17.4, tại huyện Ea Súp, Đắk Lắk, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect

Chiều 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc gặp mặt. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Ngành dầu khí phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện hiệu quả 5 "chữ an"

Trân trọng những đóng góp của ngành dầu khí đối với đất nước trong gần 50 năm qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn, toàn ngành tiếp tục phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện “5 chữ an”: an ninh năng lượng của đất nước, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển và an sinh xã hội. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Chính trị

Cho ý kiến về kết quả thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương

Sáng nay, 17.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương trong khu vực công, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non
Chính trị

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non

Về chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, có ý kiến cho rằng, dự án Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi chủ yếu huy động nguồn lực nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non mà chưa chú trọng xã hội hoá. Vì vậy, cần xem xét có chính sách khuyến khích đặc biệt, vượt trội, huy động trách nhiệm của các nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào giáo dục mầm non, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Ngân hàng TMCP Quân đội

Sáng 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Chính trị

Hải Phòng phải đi đầu về ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số

Mong muốn Hải Phòng phải đi đầu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các luật về khoa học, công nghệ vào Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam ủng hộ, đóng góp tích cực phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ, mong muốn đóng góp tích cực vào việc phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia, sẵn sàng phối hợp với Quốc hội Ethiopia để tăng cường quan hệ nghị viện, chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, giám sát và hợp tác trên diễn đàn đa phương để cùng thúc đẩy các sáng kiến vì hòa bình và phát triển.