Hội thảo Văn hóa 2022

Phát triển nghệ thuật đỉnh cao - Ngọn cờ đã phất

Theo quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, NSƯT Trần Ly Ly, chủ trương, cơ chế chính sách đã xác định phải phát triển nghệ thuật đỉnh cao như yêu cầu tất yếu, cả hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội đều vào cuộc, đồng sức đưa nghệ thuật đỉnh cao trở thành mũi nhọn của văn hóa Việt Nam.

Đặt lên đúng tầm

- Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 có nêu: “Cần phải chú trọng xây dựng và phát triển nghệ thuật đỉnh cao”. Thực tế, xây dựng và phát triển nghệ thuật đỉnh cao là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, trong Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2030 cũng đề cập. Bà nhìn nhận ra sao về sự cần thiết, cấp thiết trong việc hiện thực hóa chủ trương này?

- Đây là chủ trương đã có từ lâu, chỉ là bây giờ chúng ta phải quay lại nhìn nhận với tinh thần cẩn trọng, nghiêm túc và xác định đây là vấn đề bức thiết. Bởi lẽ có những thời điểm xã hội đi nhanh quá, cơ chế thị trường, mở cửa du nhập các loại hình nghệ thuật khác khiến việc xác định các yếu tố, mục tiêu phát triển nghệ thuật đỉnh cao chưa được đặt ra đúng tầm.

- Theo bà, thế nào được coi là nghệ thuật đỉnh cao?

- Nghệ thuật đỉnh cao thực ra là một quan điểm. Nghệ thuật hướng đến nhiều đối tượng, tính đại chúng là tất yếu, tuy nhiên phải luôn hướng tới cái cao nhất. Nghệ thuật đỉnh cao phải dựa trên nền tảng khoa học, hội tụ các vấn đề xã hội, chính trị, hội tụ chiều dài lịch sử cũng như con người. Một sản phẩm nghệ thuật mang nhiều giá trị, cốt lõi là giá trị nhân văn, giá trị định hướng nhận thức xã hội, nhưng trên hết phải vì con người. Ngoài ra, nghệ thuật còn có giá trị dự báo, nghĩa là gần như một sự đi trước, đón đầu, nhìn trước đường hướng phát triển của xã hội, con người. Quan điểm về đỉnh cao phải là như thế.

- Nói như vậy, theo bà, Việt Nam đã có tác phẩm có thể coi là nghệ thuật đỉnh cao chưa?

- Để liệt kê ngay lập tức có lẽ không dễ. Thực sự đã có những tác phẩm nghệ thuật khiến mình phải xúc động, phải ngẫm nghĩ vài ngày, thậm chí ám ảnh. Đã có tác phẩm lớn trên sân khấu khiến mình trăn trở về con người, về giá trị mang lại. Tuy nhiên sẽ rất khó rạch ròi đó đã là nghệ thuật đỉnh cao hay chưa, và nếu hỏi bây giờ có nhiều tác phẩm như vậy không thì có lẽ không nhiều. Suy cho cùng nếu nhìn ở mặt bằng chung, ngay tính giải trí trong nghệ thuật ở ta đang quan điểm đôi khi chưa chuẩn, sai lệch, chưa nói đối sánh các giá trị khác. Nhưng theo tôi có lẽ chúng ta cũng không nên lạm dụng từ đỉnh cao mà mở rộng ra, ở đây nói về những tác phẩm chứa đựng giá trị tư tưởng triết lý và tinh hoa nghệ thuật cao.

Nhận thức sâu sắc về đào tạo

- Để xây dựng và phát triển nghệ thuật đỉnh cao chúng ta cần những yếu tố, điều kiện nào? Bà nhận thấy chúng ta đang có những gì để có thể xây dựng và phát triển nghệ thuật đỉnh cao?

- Một sản phẩm nghệ thuật đạt giá trị cao phải hội tụ nhiều yếu tố. Muốn làm một Hồ Thiên nga phải có Tchaikovski, có dàn diễn viên hàng đầu và các nhà sản xuất tuyệt vời. Thậm chí cần các nhà nghiên cứu sân khấu, thiết kế trang phục, đạo cụ, các cố vấn nhân học, lịch sử, xã hội học… Chưa kể còn phải có một dòng lý luận phê bình với những nhà nghiên cứu đi song song để hỗ trợ, hợp lực, cùng làm, nhìn nhận, đánh giá hay dở. Đó là một tổ hợp những con người thuộc thành phần sáng tạo tài năng, chuyên nghiệp.

Phát triển nghệ thuật đỉnh cao - Ngọn cờ đã phất
Vở nhạc kịch “Những người khốn khổ - Les Miserables” của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đã tạo được ảnh hưởng lớn đối với công chúng cũng như giới chuyên môn Ảnh: VNOB

Đương nhiên có thời kỳ chúng ta may mắn sinh ra nhân tài, song không phải một nhân tố nổi bật là tạo được tác phẩm xuất sắc. Kể cả có nhân tài đột xuất mà không định hướng, tạo môi trường phát triển thì không thể có nghệ thuật. Vậy nên phát triển nghệ thuật đỉnh cao cần nhận thức sâu sắc về vấn đề đào tạo, ở đây là đào tạo từ bé, đồng thời đặt ra yêu cầu hướng tới những tác phẩm nghệ thuật kinh điển, có giá trị cao.

Tất cả những yếu tố trên Việt Nam có không? Có. Nhưng một thời gian dài trong guồng quay của kinh tế, xã hội, dần dần chúng ta cũng dễ dãi, "tặc lưỡi" thế thôi cũng được, chỉ mang tính giải trí là đủ, vậy không bao giờ làm nên tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao được.

- Nhưng tính giải trí cũng là một giá trị của nghệ thuật. Và giải trí có lẽ là một mục đích để con người hiện đại tìm đến nghệ thuật?

- Nghệ thuật có tính giải trí. Đúng. Nhưng tính giải trí trong nghệ thuật đỉnh cao phải thỏa mãn trí tuệ con người, thỏa mãn cảm xúc thâm sâu, nhìn thấy cái đẹp, thậm chí ám ảnh để suy nghĩ sâu xa. Giống như nghệ thuật là liều thuốc tâm hồn. Một ngày tác phẩm nghệ thuật khiến mình xúc động, tự nhủ phải sống thế nào, làm gì cho có nghĩa, ứng xử với cuộc sống một cách văn minh. Giá trị giải trí của nghệ thuật thôi thúc người ta tìm đến nghệ thuật nhưng đến với nghệ thuật rồi họ nhận được nhiều hơn.

Cần tiếng nói đồng bộ

- Theo bà, chúng ta đang thiếu gì về mặt cơ chế chính sách và về nguồn lực để hiện thực hóa chủ trương xây dựng và phát triển nghệ thuật có giá trị cao?

- Chúng ta có trong tay rất nhiều nhân tố làm nên nghệ thuật đỉnh cao, nhưng chưa đầy đủ. Chúng ta thiếu nhiều thứ, thiếu những nhà hát đủ tiêu chuẩn, thiếu hệ thống con người sản xuất, những workshop hay thảo luận tập thể nói về câu chuyện đào tạo, câu chuyện nhìn ra thế giới, mời nghệ sĩ thế giới đến làm việc… Vĩ mô hơn, đó là thái độ ứng xử và trân trọng nghệ sĩ, là chế độ, chính sách dành cho văn nghệ sĩ. Thú thực, trong một xã hội phát triển nóng như thế này, để ai hết lòng, hết sức, không nghĩ đến kinh tế thì cũng khó.

Muốn làm nghệ thuật là quá trình cực kỳ gian khổ, đòi hỏi thời gian tập luyện của cả ê kíp, suy ngẫm, trăn trở, thay đi đổi lại để tìm ra phương án hay nhất. Như hồi tôi làm Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, để đưa được vở nhạc kịch Những người khốn khổ về sân khấu Việt Nam cũng là ấp ủ trong nhiều năm, bước vào triển khai mất 6 tháng tập luyện, làm việc với tần suất cao, cả tập thể nghiêm túc, ứng xử với tác phẩm một cách hết sức tôn trọng. Vũ kịch Hồ Thiên nga cũng rất kỳ công…

Nói thế để thấy rằng, cơ chế chính sách, chủ trương giống như ngọn cờ phất lên rồi, cần cả hệ thống từ chính trị, kinh tế, xã hội vào cuộc, xem đó là một điều rất cần thiết để hướng tới. Chúng ta đừng nhìn nghệ thuật chỉ ở bề mặt, mà hãy đặt trong tổng thể để thấy nền tảng giá trị của nó thật tuyệt vời, có sức mạnh tác động ngược trở lại với sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị lớn lao như thế nào. Chúng ta cần tiếng nói đồng bộ nữa, mọi người đồng sức, đồng lòng phát triển, coi nó như một mũi nhọn của văn hóa Việt Nam. Đó là nền tảng để phát triển lâu dài và bền vững.

- Xin cảm ơn bà!

Văn hóa - Thể thao

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Ngự trà hoàng cung
Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung

Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. 

Soi mình trên dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Soi mình trên dải non sông

50 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), văn học Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình sâu sắc; từ áng văn thơ gắn liền với lịch sử chiến tranh đến những tác phẩm mang đậm hơi thở Đổi mới, văn học phản chiếu cả hiện thực lẫn khát vọng của một dân tộc trên hành trình hội nhập, vươn mình.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.