Đa số các đại biểu đều nhất trí cao với báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý của UBTVQH. Tuy nhiên, vẫn còn một vài nội dung mà theo các đại biểu tỉnh Ninh Thuận là Quốc hội cần phải chỉnh lý, sửa đổi nhất là về địa vị pháp lý, hệ thống tổ chức, hợp tác quốc tế, sử dụng và quản lý tài chính của tổ chức công đoàn...
ĐBQH Kiều Đình Minh cho rằng chức năng đại diện chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động là chức năng cơ bản của công đoàn, là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy cần xác định rõ trách nhiệm của công đoàn với tư cách là chủ thể có chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động để tránh việc dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Về tài chính công đoàn, Quốc hội nên duy trì mức trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% trên quỹ tiền lương thực trả để chi cho các hoạt động của công nhân, viên chức lao động như Nghị quyết 20 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X), đồng thời đề nghị giữ nguyên Điều 27 như dự thảo luật trình Quốc hội, nhằm bảo đảm cả về lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng tài chính công đoàn.
Các đại biểu cũng cho rằng dự thảo luật cần bổ sung vai trò của công đoàn trong việc phối hợp với cơ quan chức năng xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn về vệ sinh thực phẩm bữa ăn giữa ca của người lao động, bởi thực tế có nhiều doanh nghiệp không chú trọng đến chất lượng bữa ăn giữa ca do chưa có chuẩn mực bắt buộc, dẫn đến nguyên nhân xảy ra đình công. Ngoài ra, về cơ chế đảm bảo cho cán bộ công đoàn, hiện nay chỉ có cán bộ công đoàn ngành, sở... mới hưởng lương của tổ chức công đoàn, còn cán bộ công đoàn ở các doanh nghiệp thì hưởng lương của chủ doanh nghiệp, nên Luật cần có cơ chế, chính sách rõ ràng về bảo vệ cán bộ công đoàn, đồng thời đảm bảo tính thống nhất với Luật Lao động.
HĐND TP. Đà Nẵng họp thường kỳ tháng 11: Tập trung tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp
Lãnh đạo HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố và các sở, ngành liên quan tập trung giải quyết các đơn thư, kiến nghị của doanh nghiệp để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh, từ đó khơi thông nguồn lực phát triển.