Những quê hương bé nhỏ

Những thành phố, miền đất bé nhỏ, bình thường chỉ như một dấu chấm trên bản đồ thế giới, nhưng lại có thể kể bao nhiêu câu chuyện về quê hương. Trong trái tim mỗi người, chúng mãi thôi thúc họ tìm về kỷ niệm ấu thơ, về gia đình, về tình yêu và những rung động đầu đời…

“Chuyện hồi hương vẫn luôn ám ảnh tôi”

“Không ngày nào quê hương không giục giã. Một tiếng động khe khẽ, một mùi hương lan tỏa, thứ ánh sáng chiều tà, một cử chỉ đơn thuần hay đôi khi chỉ là sự tịch mịch cũng đủ làm trỗi dậy những kỷ niệm của thời thơ ấu…”. Và cứ thế, Gael Faye phóng chiếu chính mình lên trang viết, kể về miền đất tuổi thơ. Quê hương của cậu bé Gaby 11 tuổi ở đất nước Burundi cũng đẹp và quyến rũ như mọi quê hương trên đời, nơi cậu sống cùng em gái, với người mẹ của cậu di cư từ nước Rwanda láng giềng và người cha gốc Pháp. Khu phố của cậu là nhóm bạn có những đứa con lai Âu chơi với nhau, những bữa tiệc ngoài vườn vui vẻ giữa các gia đình và những người hàng xóm đủ chủng tộc. Nhưng đấy là trước khi biến cố xảy đến…

Tác giả, dịch giả Quỳnh Lê được ví như người kết nối những vùng đất quê hương qua các trang sách
Tác giả, dịch giả Quỳnh Lê được ví như người kết nối những vùng đất quê hương qua các trang sách

Không phải bỗng dưng “Quê hương bé nhỏ” giành giải Goncourt thiếu niên Pháp 2016 và góp phần đưa cái tên Gael Faye trở thành một trong 50 người Pháp nổi bật hiện nay. Xuyên suốt tác phẩm là nỗi nhớ quê dai dẳng và khao khát hồi hương. Chất văn chương giúp tác giả tái hiện cuộc sống trong trẻo ở miền ký ức ngọt ngào đầy mùi hương nhiệt đới, dư vị nồng nàn đắm say của ấu thơ. Nói đến châu Phi, nhiều người thường hay nghĩ đến đói nghèo, bệnh tật, cuộc sống cơ cực, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt… nhưng đọc những câu chuyện này, ta được thấy một châu Phi khác, có quả ngọt, hoa thơm và biển nắng rực rỡ mặt trời…

Rồi đất nước rơi vào loạn lạc, xung đột sắc tộc bùng phát, những người hàng xóm bỗng chốc trở thành sát thủ của nhau, và cậu bé Gaby rơi vào vòng xoáy của bạo lực và thảm sát hàng loạt. Năm 1993 - 1994, Burundi, Rwanda trở thành tọa độ của thảm họa nhân đạo, giết chết hàng triệu người. Đứa trẻ tới Pháp, để lại cha mẹ nơi đó và rồi kể câu chuyện sau 20 năm. Giữa ngập tràn bạo lực, cái chết và nỗi sa đọa phẩm giá con người, Gaby tìm cách giữ lấy cho mình hình ảnh đẹp đẽ về quê hương. Nào ngõ hẻm thiên đường Bujumbura, nào mùa xoài chín, hoa phượng đỏ rực ven sông, hương sả ngọt ngào và mùi đất sau cơn mưa… cùng trò dại dột của đám con trai 12 tuổi. Và có một quê hương đau thương cậu bỏ lại đằng sau nhưng thương tích tâm hồn thì còn mãi.

Bằng cách kể lại từng câu chuyện với giọng văn khiêm nhường, Gael Faye đang làm những việc chữa lành vết thương ấy. Nỗi đau mất mát, chia lìa cùng với niềm khao khát cuộc sống yên bình trỗi dậy mạnh nhất trong hoàn cảnh chiến tranh, loạn lạc, nhưng bởi vậy, ý thức về một miền đất trở nên sâu sắc hơn. Kết nối tất cả điều đó là nỗi lòng của một người xa xứ nặng lòng với cố hương. Chính điều này thôi thúc tác giả Quỳnh Lê chuyển ngữ “Quê hương bé nhỏ” (NXB Trẻ ấn hành). “Chuyện hồi hương vẫn luôn ám ảnh tôi… dòng kể của Gael Faye khiến tôi có cảm giác mình đồng bệnh tương liên”, dịch giả Quỳnh Lê nói.

Yêu thương sâu nặng

 Tác giả Quỳnh Lê sinh năm 1976, từng là phóng viên công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam và Văn phòng Thông tấn xã Pháp (AFP) tại Hà Nội. Hiện chị là dịch giả tự do, sống ở Thụy Sĩ.

Trong buổi giao lưu do NXB Trẻ tổ chức tại Hà Nội (18.7), công chúng có dịp thấu thị những vùng đất mà Quỳnh Lê đã đi qua trên trang sách của mình, để cảm nhận hai từ quê hương một cách trọn vẹn. Từ Hà Nội đến Kinshasa, từ Burundi đến Rwanda… những thành phố, mảnh đất nhỏ bé bình thường chỉ như một chấm nhỏ trên bản đồ thế giới nhưng lại có thể kể bao câu chuyện về quê hương. “Kinshasa không niềm hân hoan dưới ánh mặt trời rực rỡ” là câu chuyện Quỳnh Lê mang tới cách đây 2 năm, kể về cô gái Việt Nam đến Congo để tìm hiểu quá khứ bí ẩn của cha mình - một giáo sư đại học sinh sống bất hợp pháp nhiều năm ở Kinshasa. Cuộc phiêu lưu trên mảnh đất được mệnh danh là “trái tim lục địa đen” hay “trái tim của bóng tối” đã làm thổn thức người đọc.

Tác giả Quỳnh Lê chia sẻ, sau những năm sống ở Congo, chị chầm chậm hiểu ra điều đáng sợ ở đây không phải nghèo đói, bệnh tật hay chiến tranh, mà là người dân có rất ít hy vọng. Nằm ở vị trí trung tâm của châu Phi, Congo là đất nước rộng lớn, sở hữu các loại khoáng sản quý hiếm nhất thế giới nhưng đó cũng là nguyên nhân chiến tranh luôn xảy ra. Thành phố Kinshasa điển hình cho số phận chiến tranh, nghèo đói và bệnh tật nhưng lại cuốn hút bởi sự hùng vĩ của thiên nhiên hoang dại, sức quyến rũ của âm nhạc và vẻ đẹp của hội họa, và là thành phố có nhiều chuyện để kể. “Có chiều tôi lang thang, thấy một ban nhạc với những người tàn tật đang chơi trên đường và những đứa trẻ quần áo rách rưới nhưng vui vẻ nhảy theo các điệu nhạc. Tôi nhận ra bấy lâu âm nhạc chính là cứu cánh cho người dân để họ vượt qua cuộc sống khốn khó thường ngày và tiếp tục hy vọng vào tương lai”.

Theo nhà văn Nguyễn Trương Quý, từng trang viết nhỏ của Quỳnh Lê có bề sâu trải nghiệm văn hóa. Dường như, ở vai trò nào, dịch giả hay tác giả, Quỳnh Lê đều tinh tế kết nối các vùng đất để chinh phục độc giả với cái nhìn yêu thương sâu nặng về quê hương. “Ba áng mây trôi dạt xứ bèo” (tác giả Hồng Vân) gợi nhớ đến ký ức tuổi thơ thời chiến trong chiến tranh Việt Nam những năm 1960 - 1970. “San San chân to đi xốp” là chuyện về một cô gái nhỏ ở Hà Nội những năm 1980 mang dấu ấn của thời bao cấp. Chùm truyện nhỏ “Pho mát và Đậu Bắp” nói về hai bạn nhỏ có cùng dòng máu Pháp Việt nhưng lại sinh ra và lớn lên ở Thụy Sĩ.

Hình ảnh quê hương qua những trang sách của Quỳnh Lê vừa cụ thể lại vừa vô hình và rất phong phú. Quê hương thời thơ ấu, quê hương đẹp đẽ, quê hương đau thương và quê hương trong tâm trạng của những người sống lưu vong, lúc nào cũng mang cảm giác đứng giữa hai dòng nước. “Còn nhớ những ngày đầu ở Kinshasa, khi nghe mọi người ríu rít trong ngõ hẻm cạnh nhà, tôi cứ hình dung đó là tiếng mà các dì mình cùng ngồi nhặt rau và nói chuyện… Những điều ấy cho tôi sự đồng điệu để dịch sách và viết sách”. 

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.