Những chiến thắng năm 1972 kéo Mỹ trở lại bàn đàm phán

Theo PGS, NGND LÊ MẬU HÃN, nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, trường Đại học KHXH và NV, ĐHQG Hà Nội, những chiến thắng trên chiến trường, nhất là trong năm 1972, đã có ảnh hưởng lớn đến cục diện của bàn đàm phán Hiệp định Paris 1973. Ông cho biết thêm:

- Năm 1972, cả Việt Nam và Mỹ đều nhận định là năm quyết định cho cuộc chiến tranh. Vì vậy, các cuộc đàm phán dần đi vào thực chất, càng về cuối càng có những chuyển biến quan trọng. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, hai bên chưa thực sự đi vào đàm phán, vẫn nỗ lực trên chiến trường và thăm dò nhau trên bàn hội nghị. Cuộc gặp riêng từ ngày 8 - 12.10.1972 là mốc đánh dấu bước chuyển căn bản của cuộc đàm phán. Trong đó, phía Việt Nam đưa ra văn bản Dự thảo hiệp định hoàn chỉnh và đề nghị Mỹ ký ngay hiệp định. Trên chiến trường, Mỹ tiến hành bình định quyết liệt, đồng thời mở rộng chiến tranh sang Campuchia và Lào nhằm ngăn chặn tiếp tế của miền Bắc vào miền Nam, cô lập lực lượng cách mạng miền Nam từ bên ngoài. Về ngoại giao, chính quyền Nixon xây dựng một chiến lược toàn cầu mới trong khuôn khổ “học thuyết Nixon”, tìm cách lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung trong quan hệ với Việt Nam, tìm kiếm một giải pháp thương lượng theo điều kiện có lợi cho Mỹ. Năm 1969 - 1972 là những năm giằng co quyết liệt giữa hai bên trên chiến trường cũng như tại bàn đàm phán.

Đàm phán thực chất chỉ diễn ra sau khi Mỹ đã cảm nhận được thất bại của chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh”, nhất là sau thắng lợi của ta ở Đường 9 - Nam Lào và trong Chiến dịch Đông - Xuân 1971 - 1972, chiến thắng ở thành cổ Quảng Trị, giải phóng thêm được nhiều vùng rộng lớn. Không chỉ có những chiến thắng trên chiến trường cuối năm 1971 và năm 1972 mà tác động của những chiến thắng trên khắp chiến trường đã xuất hiện từ năm 1968. Bởi nếu không chúng ta sẽ không thể kéo Mỹ ngồi vào bàn Hội nghị Paris. Tuy nhiên, chiến thắng về mặt quân sự là gốc quyết định và có tác động vô cùng mạnh mẽ đến ngoại giao để chúng ta giành được thắng lợi. Vì sau những thất bại đó Mỹ đã nhận ra rằng không thể thắng được chúng ta bằng sức mạnh quân sự ở trên chiến trường. 

Những chiến thắng trên chiến trường năm 1972 tác động lớn đến bàn đàm phán Hiệp định Paris
Những chiến thắng trên chiến trường năm 1972 tác động lớn đến bàn đàm phán Hiệp định Paris

Sau thất bại thảm hại tại trận “Điện Biên Phủ trên không”, 12 ngày đêm cuối năm 1972, bị dư luận trong nước cũng như quốc tế lên án mạnh mẽ, Tổng thống Mỹ Nixon đã phải ra lệnh ngừng ném bom miền Bắc và quay lại bàn đàm phán. Xin ông phân tích rõ hơn yếu tố quyết định dẫn đến việc chính quyền Mỹ quay lại bàn Hội nghị Paris?

- Thắng lợi của quân và dân ta trong trận “Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi có tính bước ngoặt trong việc đàm phán. Bởi sau khi đưa máy bay B52 ra đánh phá Hà Nội và một số thành phố ở miền Bắc, chính quyền Mỹ đã phải chịu rất nhiều sức ép của dư luận. Việc phản đối chính quyền Nixon không chỉ diễn ra trong lòng nước Mỹ mà còn của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Họ cho rằng đó là hành động man rợ đã làm mất hết lương tri. Ngoài ra, với thất bại 12 ngày đêm cuối năm 1972 đã giáng một đòn nặng nề vào sức mạnh quân đội nhà nghề của Mỹ. Vì cuộc tấn công đường không bằng máy bay B52 có thể xem là những nỗ lực quân sự cuối cùng của Mỹ trên chiến trường. Trong cuộc tấn công đó, Mỹ đã phải huy động một số lượng lớn máy bay B52 (chiếm 1/3 số máy bay hiện có ở châu Á - Thái Bình Dương) tập trung cho chiến dịch này. Khi không cứu vớt được sự thất bại về mặt quân sự, nên Mỹ phải xuống nước trong cuộc chiến ngoại giao. Mà đến đây có thể khẳng định là Mỹ càng đánh càng thua. Đây chính là thắng lợi của sức mạnh toàn dân tộc với chân lý độc lập, tự do của nhân dân ta.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Hiệp định Paris được ký kết là thắng lợi cả về chính trị, quân sự và ngoại giao. Sự kiện này đã tạo tiền đề cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, thưa ông?

- Việc ký Hiệp định Paris đã quy định Mỹ và quân chư hầu phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Điều này khiến cán cân lực lượng chiến trường thay đổi căn bản, do chỉ còn lại chính quyền ngụy quyền và ngụy quân ở miền Nam. Không còn sự trợ giúp từ quân đội nước ngoài, lực lượng ngụy quyền, ngụy quân rơi vào khủng hoảng và suy yếu, không đủ sức đề kháng để chống lại cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của ta. Do đó, có thể khẳng định việc giành thắng lợi ở Hội nghị Paris đã tạo thế và lực rất lớn cho ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Xin cám ơn ông!

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.