![]() |
“Đã lâu tôi mới được đọc một cuốn sách hấp dẫn đến vậy, vừa thích thú như trở về tuổi thơ, vừa suy ngẫm về những câu chuyện đằng sau nhân vật. Cuốn sách viết cho thiếu nhi nhưng cũng dành cho người lớn. Cuốn sách có thể đọc nhanh nhưng cũng có thể đọc đi đọc lại, mà mỗi lần đọc lại tìm ra điều thú vị nào đó” - nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên chia sẻ.
Những câu chuyện thời tiền sử xuất bản tại Italy năm 1982. Bản tiếng Việt do Lê Thúy Hiền chuyển ngữ. Một vài tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu hát, bài vè, khổ thơ của văn học Việt Nam được dùng thay thế cho những đoạn văn thơ của Moravia nhằm giúp người đọc dễ tiếp cận tác phẩm vừa trung thành với ý tưởng của tác giả. Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, đây là một bản dịch tốt, người đọc không thấy đó là truyện ở nước ngoài mà là truyện của loài người. Dịch giả Lê Thúy Hiền cho biết: Cuốn sách này vốn dành tặng các độc giả nhỏ tuổi, để các em được chìm đắm trong thế giới loài vật biết nói, biết suy nghĩ, giận hờn và yêu thương. Nhưng không phải câu chuyện nào cũng có kết thúc tốt đẹp, đâu đó người ta nhận thấy vị mặn trong giọt nước mắt của tê giác, sự cô đơn của chim lợn. “Đó có lẽ cũng là cách giúp các em tiếp cận với một thế giới thực hơn, sống động hơn. Đọc về thời giới loại vật thời tiền sử cũng là tìm về với những đặc tính nguyên thủy của loài người”.
Sáng 24.10, Đại sứ quán Italy đã khai trương phòng thư viện tại Trung tâm Văn hóa Italy, 18 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội. Đây sẽ là nơi gặp gỡ, nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ Italy. Sách được sắp xếp theo các chủ đề như: văn học, địa lý, lịch sử, triết học, tôn giáo, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội… Ngoài sách về Italy và của các tác giả Italy, bằng tiếng Italy, tiếng Anh và tiếng Pháp, phòng thư viện cũng có sách viết về văn hóa Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, của các tác giả Việt Nam. |