Nhớ về danh họa Nguyễn Sáng

Cuộc trò chuyện "Những kỷ niệm về họa sĩ Nguyễn Sáng" sáng 29.7, mang đến cho người yêu hội họa cơ hội được nghe khách mời chia sẻ về những kỷ niệm xúc động về danh họa tài ba này.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn cho biết ông rất vui khi được tham gia chương trình ý nghĩa này. Đây là cơ hội để công chúng yêu nghệ thuật, giới trong nghề tưởng nhớ danh họa Nguyễn Sáng, "là dịp để chúng ta cùng nhau trò chuyện, nhắc nhớ về danh họa lớn của mỹ thuật đương đại Việt Nam".

Những kỷ niệm xúc động về họa sĩ Nguyễn Sáng -0
Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn xúc động khi nhớ những kỷ niệm về họa sĩ Nguyễn Sáng

Theo họa sĩ Lương Xuân Đoàn, cả cuộc đời của mình, danh họa Nguyễn Sáng đã sống âm thầm để có những sáng tạo nghệ thuật vĩ đại. Đến nay, hầu như chưa có tác phẩm nào vượt được "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" của danh họa Nguyễn Sáng.

Nguyên Ủy viên Ban Thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, hoạ sĩ Đặng Thị Khuê chia sẻ, từng có hơn 10 năm làm việc cùng họa sĩ Nguyễn Sáng, bà có nhiều kỷ niệm đáng nhớ, đặc biệt là những câu chuyện xúc động liên quan đến triển lãm đầu tiên và duy nhất của cố họa sĩ vào năm 1984.

Những kỷ niệm xúc động về họa sĩ Nguyễn Sáng -0
Họa sĩ Đặng Thị Khuê chia sẻ kỷ niệm về họa sĩ Nguyễn Sáng

"Họa sĩ Nguyễn Sáng đã đạt tới đỉnh cao của thời kỳ nghệ thuật hiện thực. Nghệ thuật của ông đã lưu dấu trong tiến trình của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Ông đã có những cống hiến lớn cho nghệ thuật hội họa Việt Nam…", bà Khuê khẳng định.

Tại chương trình, nhiều khách mời từng là hàng xóm, người quen biết họa sĩ Nguyễn Sáng cũng chia sẻ những câu chuyện thú vị trong cuộc sống đời thường của danh họa, như chuyện về thói quen thích ngồi uống cà phê với bạn nghề; chuyện về một con người khắt khe trong công việc, trực tính, dễ nổi nóng, thậm chí cộc cằn...

Những kỷ niệm xúc động về họa sĩ Nguyễn Sáng -0
Bảo vật quốc gia "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" của họa sĩ Nguyễn Sáng, trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

 Họa sĩ Nguyễn Sáng tên đầy đủ là Nguyễn Văn Sáng, sinh ngày 1.8.1923, tại làng Điều Hòa, Mỹ Tho, nay là tỉnh Tiền Giang. Sinh ra trong một gia đình nhà giáo, nhưng Nguyễn Sáng lại sớm thể hiện năng khiếu vượt trội về hội họa. Ông từng học Trường Mỹ thuật Gia Định, sau đó học tiếp Trường Mỹ thuật Đông Dương Khóa XIV (1941 - 1945). Ông đã có nhiều năm sống và làm việc tại số nhà 65 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

Nghệ thuật của họa sĩ Nguyễn Sáng gắn liền với lịch sử cách mạng, lịch sử nghệ thuật của dân tộc. Ông là một trong những hoạ sĩ có tác phẩm sơn dầu, sơn mài đẹp nhất sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Giặc đốt làng tôi, Thiếu nữ bên hoa sen, Thiếu nữ trong vườn chuối,  Chọi trâu, Đấu vật

Cho đến nay, họa sĩ Nguyễn Sáng là người duy nhất có 2 tác phẩm được Nhà nước công nhận là Bảo vật quốc gia, gồm Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ Thanh niên thành đồng, đều là tranh sơn mài.

Những kỷ niệm xúc động về họa sĩ Nguyễn Sáng -0
Khách mời tại Art talk "Những kỷ niệm về họa sĩ Nguyễn Sáng"

Ông là một trong "tứ kiệt" của hội họa Việt Nam: Nghiêm, Liên, Sáng, Phái, gồm: Nguyễn Tư Nghiêm (1918 - 2016); Dương Bích Liên (1924 - 1988); Nguyễn Sáng (1923 - 1988) và Bùi Xuân Phái (1920 - 1988).

Tại sự kiện, công chúng yêu nghệ thuật cũng được xem phim tài liệu về sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Nguyễn Sáng, ngắm một số tác phẩm của ông đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. 

Văn hóa

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.

Người “tái sinh” những gốc tre già
Văn hóa

Người “tái sinh” những gốc tre già

Với nụ cười thân thiện, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ kể về hành trình làm nghề điêu khắc gốc tre; vừa nói, đôi bàn tay ông thoăn thoắt dùi, đục, như muốn chứng minh rằng từ những gốc tre bị bỏ đi, dưới bàn tay sáng tạo có thể “tái sinh” thành những tác phẩm nghệ thuật giá trị, góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa Việt Nam.

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh
Văn hóa

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh

Hàng trăm bức ảnh về 11 khu vườn lịch sử nổi tiếng ở Bắc Kinh và Bảo tàng vườn Trung Quốc đang được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long, nằm trong chương trình hợp tác văn hóa giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh.