Ngọt bùi xôi sắn tuổi thơ

Làng tôi trải dài men theo dòng sông Cầu thơ mộng. Chẳng thế mà các cụ ngày xưa vẫn gọi mảnh đất ấy như một đám mây vờn quanh tấm lụa đào mềm mại, phong cảnh lại sơn thủy hữu tình. Những doi đất ven bờ sông được phù sa bồi đắp là nơi lý tưởng để trồng những thửa sắn thân thì khẳng khiu mà cho đám củ mập mạp tròn lẳn dưới gốc.

 

Nhắc đến những năm tháng xa xôi, không ai không nhớ những câu chuyện do ông bà kể lại về cái thời đói rét năm 1945. Còn nhớ, có lần ông kể có đợt cả nhà phải ăn sắn trừ cơm suốt mấy tháng liền, dường như lúc ấy có sắn đã là may lắm. Những gia đình không trồng nổi sắn còn chẳng có gì mà ăn. Mỗi lần cháu khen sắn ngon, có ăn mãi cũng không chán, ông lại chỉ mỉm cười, bởi ông đã từng trải qua cái thời kỳ gian nan. Ông còn dặn lại, củ sắn ấy đã từng là cứu tinh của cả gia đình, trong lúc khó khăn nhất, mà nay cũng chẳng còn ai nhớ đến, nó chỉ được coi là thức ăn thô chính để dành cho gia súc.

Ông nói vậy, chứ tuổi thơ những đứa trẻ nghèo quê tôi có đứa nào không biết đến món xôi sắn ấm nóng dẻo thơm của bà của mẹ. Mỗi sớm mai được ăn nắm xôi dẻo ngọt vị gạo nếp mùa lẫn với những miếng sắn nho nhỏ trắng ngần, bở bùi xen cả vài cọng dừa thơm thảo, đứa nào cũng no căng bụng rồi mới chịu đi học. Mỗi sớm mai ấy mẹ lại dậy thật sớm, ngâm gạo rồi luộc sắn và nạo dừa sẵn để nấu xôi sắn cho kịp buổi chợ phiên. Sắn quê tôi trồng nhiều, dường như nhà nào cũng có ít nhất vài luống trồng ngoài doi đất dưới bờ sông thế nhưng không phải ai cũng làm được món xôi sắn dẻo thơm như của bà hay mẹ. Cũng vì thế, món quà buổi sáng của mẹ bao giờ cũng hết nhẵn khi mặt trời mới kịp lên đỉnh ngọn tre đầu làng. Gánh xôi sắn ấy nuôi mấy anh em tôi qua những năm tuổi thơ nghèo vẫn được đi học, quần áo được mặc ấm hơn trong những ngày mùa đông giá rét. Những củ sắn mới mang ngoài ruộng về còn lấm đất được mẹ chọn kỹ rồi rửa sạch, bóc hết lớp áo ngoài rồi bóc cả lớp áo dầy kế tiếp, đến khi gặp lõi sắn trắng ngần phía trong cùng mới thôi. Củ sắn được chọn cũng phải là những củ ngắn, tròn lẳn và không bị sâu bệnh. Sắn rửa sạch rồi mang luộc trước cho nguội, để khi đồ với xôi sẽ không bị lẫn vào xôi. Dừa mua được ở buổi chợ phiên, mẹ đem nạo thành từng sợi nhỏ để khi trộn với gạo và sắn sẽ dễ làm hơn. Gạo nếp đã ngâm sẵn, cho vào chiếc hông gỗ hằng ngày vẫn đồ xôi, trộn hỗn hợp gạo, dừa và sắn đã được xắt thành từng miếng nhỏ sau đó bắc lên bếp đồ. Gạo nếp của vụ mùa hạt tròn mẩy, khi đồ lên tạo ra độ kết dính với sắn và dừa. Cho thêm chút dầu ăn hay mỡ cho xôi được óng ả, béo và bùi. Khi đồ xôi, mẹ vẫn dặn con gái không nên để lửa quá to, dễ làm xôi không chín đều, có chín được thì xôi cũng không ngon. Xôi sắn khi ăn có thể cho thêm hành khô đã rang giòn thơm lừng. Xôi sắn ăn với đậu xanh đồ sẵn, cũng là một món tuyệt cú mèo.

Những củ sắn quá quen thuộc gắn bó với chúng tôi trong suốt thời ấu thơ. Từ củ sắn lùi trong buổi chiều nào chăn trâu cắt cỏ cho đến câu chuyện no đói trong lời kể của bà. Thế nhưng món xôi sắn dẻo thơm vẫn còn mãi trong ký ức về những mùa đông ấm áp của tuổi thơ.

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.