Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Nền tảng cho an ninh thông tin và chủ quyền dữ liệu

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu được ví như "vàng mới", đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động của xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến an ninh quốc phòng, dữ liệu là nền tảng cho sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia; do đó, xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia không chỉ là một yêu cầu cấp bách, mà còn là một bước đi chiến lược, nhằm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và chủ quyền dữ liệu của đất nước.

Giúp quản lý hiệu quả các hoạt động hành chính

Với sự gia tăng vượt bậc về lưu trữ dữ liệu và nhu cầu tăng cường an ninh, bảo mật thông tin, việc xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia đang trở thành một phần quan trọng, được coi là ưu tiên hàng đầu đối với các quốc gia, không chỉ để đáp ứng nhu cầu lưu trữ thông tin, mà còn để bảo đảm an ninh và chủ quyền về dữ liệu.

Trung tâm dữ liệu VNPT IDC tại Hòa Lạc.

Trung tâm dữ liệu VNPT IDC tại Hòa Lạc.

Nắm bắt xu thế đó, tại Việt Nam, Chính phủ đã và đang đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi số toàn diện, trong đó xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia là một bước đi quan trọng. Việc này không chỉ đáp ứng yêu cầu cấp bách về lưu trữ, bảo mật dữ liệu trong giai đoạn hiện tại, mà còn chuẩn bị hạ tầng chiến lược phục vụ cho sự phát triển lâu dài, trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng dựa nhiều vào dữ liệu số.

Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an), Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn cho biết, xu hướng xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia đang trở thành một yếu tố cốt lõi, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết mọi khía cạnh kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. “Dữ liệu tại Trung tâm Dữ liệu quốc gia là nền tảng cốt lõi cung cấp các dịch vụ liên quan đến dữ liệu, hỗ trợ hoạch định chính sách, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số. Trung tâm Dữ liệu quốc gia cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin cho các tổ chức chính trị xã hội, các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ quan có nhu cầu sử dụng để khai thác, vận hành, nâng cao hiệu quả, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin”.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu trở thành một trong 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu trở thành một trong 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử

Theo đó, các định hướng chiến lược của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Dữ liệu quốc gia tại Việt Nam được quy hoạch và phát triển với các mục tiêu chính như: số hóa toàn bộ dữ liệu, giúp quản lý hiệu quả các hoạt động hành chính, giảm thiểu các thủ tục giấy tờ phức tạp và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Bên cạnh đó, tập trung, thống nhất hạ tầng dữ liệu quốc gia; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và chủ quyền dữ liệu... “Sự ra đời của Trung tâm Dữ liệu quốc gia không chỉ góp phần tối ưu hóa quá trình số hóa dữ liệu, giúp quản lý và khai thác thông tin một cách hiệu quả, mà còn nâng cao hiệu suất và tối ưu chi phí vận hành hạ tầng công nghệ thông tin. Đồng thời, Trung tâm Dữ liệu quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm khả năng vận hành ổn định và liên tục của các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), tạo tiền đề cho việc ứng dụng AI sâu rộng vào các lĩnh vực quan trọng, từ quản lý hành chính công đến phân tích và dự báo, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của chính phủ số, xã hội số và kinh tế số, hướng tới một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả hơn”, Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ.

Xây dựng hành lang pháp lý bảo đảm an ninh, an toàn dữ liệu

Với mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu trở thành một trong 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử và nằm trong 50 quốc gia dẫn đầu về công nghệ thông tin, tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến, cắt giảm ít nhất 20% thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước so với hiện nay; nâng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%... Theo đó, lộ trình xây dựng và vận hành Trung tâm Dữ liệu quốc gia sẽ có ba giai đoạn chính: giai đoạn 1 là xây dựng cơ sở (từ nay đến hết năm 2025); giai đoạn 2 là mở rộng (từ năm 2026 - 2028); giai đoạn 3 phát triển (từ năm 2029 - 2030).

Chia sẻ về quá trình triển khai Đề án xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia, Phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn cho biết: đề án xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia đang trong quá trình triển khai các nội dung phục vụ việc thử nghiệm hệ thống và xây dựng công trình Trung tâm Dữ liệu quốc gia. Tuy nhiên, hiện vẫn còn những khó khăn, vướng mắc; nhiều cơ sở dữ liệu được thu thập, lưu trữ trùng lặp, chồng chéo, chưa được chuẩn hóa, thống nhất về tiêu chuẩn, danh mục nên không có khả năng kế thừa, khó khăn khi kết nối, chia sẻ, khai thác dùng chung. Về nhân sự thực hiện, chủ yếu là cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế; các văn bản pháp lý còn vướng mắc do yêu cầu chia tách rõ ràng về mặt vật lý, không phù hợp với việc hoạt động linh hoạt của điện toán đám mây. Cùng với đó, các đơn vị tham gia ý kiến chậm, nhiều đơn vị khó liên lạc để nắm tiến độ xử lý văn bản; nhà thầu tư vấn thiết kế và các đơn vị hỗ trợ còn có các quan điểm không thống nhất dẫn đến chậm trễ trong quá trình thiết kế...

Chất lượng dữ liệu là yếu tố then chốt

Chất lượng dữ liệu là yếu tố then chốt

Để triển khai đồng bộ, đưa Trung tâm Dữ liệu quốc gia vào khai thác, sử dụng từ quý IV.2025, thời gian qua Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng hành lang pháp lý và quy định liên quan đến bảo đảm an ninh, an toàn dữ liệu; dự kiến chia sẻ, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia trọng yếu; thiết lập cơ chế phối hợp liên ngành về an toàn thông tin. Cùng với đó, xây dựng hạ tầng dự phòng, bảo đảm tính liên tục vận hành; chia sẻ chuyên gia, nâng cao năng lực nguồn lực.

Trong thời gian tới, bộ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ bao gồm: hoàn thiện hành lang pháp lý rõ ràng, quy định về việc thu thập, lưu trữ, sử dụng, chia sẻ dữ liệu trong Trung tâm Dữ liệu quốc gia xây dựng hệ thống phân tích dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Quốc phòng - An ninh

Quảng Bình: Bắt tạm giam 2 phụ nữ có hành vi mua bán người
Tin tức pháp luật

Quảng Bình: Bắt tạm giam 2 phụ nữ có hành vi mua bán người

Ngày 21.2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với Lê Thị Ánh Sương (SN 1985) trú tại xã An Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) và Lê Thị Giang (SN 1977) trú tại xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy về hành vi mua bán người.

Các tập thể nhận Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ TSQS năm 2024
Quốc phòng toàn dân

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác tuyển sinh quân sự năm 2024

Ngày 20.2, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh quân sự (TSQS) năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đại tướng Nguyễn Tân Cương - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị.

Karaoke, nỗi ám ảnh của người dân vào các dịp lễ, cuối tuần Ảnh: ITN
An ninh trật tự

Giải pháp nào xử lý triệt để?

Vào các dịp nghỉ lễ, tết hoặc các ngày cuối tuần, tình trạng hát karaoke trong không gian không có cách âm gây ô nhiễm tiếng ồn, hát vào giờ nghỉ ngơi, lúc đêm khuya vẫn xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn trong xã hội.

59 cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy các cấp của Công an Hà Nội tự nguyện xin nghỉ hưu trước thời hạn
An ninh trật tự

59 cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy các cấp của Công an Hà Nội tự nguyện xin nghỉ hưu trước thời hạn

Phát huy tinh thần nêu gương và ý thức trách nhiệm trong thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và Đảng ủy Công an Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Công an địa phương, không tổ chức Công an cấp huyện, 59 đồng chí giữ các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy các cấp của Công an thành phố Hà Nội đã tự nguyện xin nghỉ hưu trước thời hạn; 10 đồng chí lãnh đạo Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm..

Khai giảng khóa huấn luyện công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2025
Quốc phòng - An ninh

Khai giảng khóa huấn luyện công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2025

Ngày 20.2, Tư lệnh Cảnh sát cơ động Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Vân chủ trì Lễ khai giảng khóa huấn luyện công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2025 và phát động Tết trồng cây “Vì một Việt Nam xanh - Xuân Ất Tỵ 2025”, tại Trung tâm huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và giáo dục nghề nghiệp số 1 (Hà Nội).

Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy lực lượng Công an nhân dân tinh, gọn, mạnh, theo ba cấp để phục vụ Nhân dân tốt hơn
Quốc phòng - An ninh

Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy lực lượng Công an nhân dân tinh, gọn, mạnh, theo ba cấp để phục vụ Nhân dân tốt hơn

Thực hiện Kết luận số 121-KL/TW ngày 24.1.2025 của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Công an khẩn trương thực hiện sắp xếp mô hình Công an từ 4 cấp thành 3 cấp, tiếp nhận 5 nhiệm vụ mới từ các bộ, ngành. Ngày 18.2.2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Lương Tam Quang đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về vấn đề này.