Nâng cao tỷ lệ đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã và đang phát huy vai trò “bà đỡ”, giúp người lao động vượt qua khó khăn và quay trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên, theo Trung tâm Dịch vụ việc làm An Giang, số người lựa chọn học nghề vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong số người đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy, tăng tỷ lệ đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp là mục tiêu đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách BHTN thời gian tới.

Hiểu rõ nhu cầu của người lao động

Để nâng cao tỷ lệ người lao động tham gia BHTN được hỗ trợ học nghề, có rất nhiều yếu tố phải xem xét. Trước hết, cần nắm bắt tình hình địa phương, biến động thị trường, xu hướng nghề nghiệp, nhu cầu thực tế của cung - cầu lao động.

Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm An Giang, những lao động mất việc chủ yếu là lao động phổ thông, phần lớn không có tích lũy về kinh tế nên không có điều kiện để học nghề mới với mức hỗ trợ học nghề hiện nay còn hạn chế. Chính sách BHTN chỉ hỗ trợ chi phí học nghề, chưa hỗ trợ các chi phí khác, khiến người lao động gặp khó khăn.

Nâng cao tỷ lệ đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp -0
Người lao động luôn được Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh hỗ trợ kịp thời

Điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động cần nộp đủ BHTN 12 tháng trở lên, nhưng đối với người được hỗ trợ học nghề chỉ cần đóng từ đủ 9 tháng trở lên là người lao động có quyền được hỗ trợ học nghề. Đây là quyền lợi mà nhiều lao động đã bỏ quên.

“Mặc dù các cấp, các ngành đã quan tâm, có sự vào cuộc, tư vấn nhưng nhiều người vẫn chưa quan tâm hoặc ít biết đến chính sách này. Do đó, cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để người lao động hiểu rõ họ có quyền lợi của mình, đặc biệt về hỗ trợ học nghề, không chỉ đến để nhận khoản tiền trợ cấp thất nghiệp nhất định” - Đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm An Giang nhấn mạnh.

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, do tác động chung từ nền kinh tế, chính trị thế giới, ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch Covid-19 hay tình trạng thiếu đơn hàng dẫn tới hàng trăm nghìn lao động mất việc làm từ giai đoạn cuối năm 2022 đến nay, cũng khiến người lao động không mặn mà với chính sách học nghề khi thất nghiệp. Đây là vấn đề đáng phải suy nghĩ.

Tăng sức hút đào tạo nghề

Có thể thấy, vấn đề cần chú trọng hàng đầu để thu hút người lao động quan tâm học nghề là đào tạo theo nhu cầu. Để chính sách đào tạo, hỗ trợ, duy trì việc làm cho người lao động thực sự phát huy hiệu quả, việc đào tạo cần dựa trên nhu cầu thực tế của người lao động, kết hợp với các cơ sở đào tạo, đào tạo chuyển đổi, cũng như tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp chặt chẽ hơn.

Trên cơ sở đó, Trung tâm dịch vụ việc làm An Giang thường xuyên mở các lớp dạy nghề dưới 3 tháng như kỹ thuật chế biến món ăn, may công nghiệp, trang điểm, làm móng, bím bới tóc, duỗi, nhuộm, cắt tóc nam, cắt tóc nữ... Ngoài ra, Trung tâm còn liên kết với một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp để mở thường xuyên các lớp nghề như kế toán doanh nghiệp, kỹ thuật xây dựng, công nghệ ô tô, kỹ thuật hàn, điện công nghiệp và dân dụng…

Để chính sách BHTN gắn với mục tiêu giải quyết việc làm và hỗ trợ học nghề tiếp tục phát huy hiệu quả hơn nữa, thời gian tới, Trung tâm sẽ thường xuyên thu thập, cập nhật thông tin về việc làm, theo dõi tình trạng việc làm của người lao động, các tin tức liên quan đến việc làm thị trường lao động đăng lên website Trung tâm.

Song song với đó, liên tục khảo sát, thu thập thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp nhằm phục vụ xây dựng bản tin BHTN và việc làm; tổ chức thực hiện thu thập, cập nhật thông tin cung cầu lao động năm 2024.

Đồng thời, triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững năm 2024 tiểu dự án 3 (dự án 4) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tuyến; kịp thời tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề, nhằm giúp người lao động sớm có việc làm ổn định trở lại.

Ngoài ra, duy trì định kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ để kịp thời cập nhật những quy định chính sách mới cũng như kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, công tác tư vấn kết nối người dân thất nghiệp sớm quay lại thị trường lao động. Trung tâm cũng sẽ đồng bộ áp dụng công nghệ thông tin vào việc giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp nhằm hỗ trợ người lao động thất nghiệp thuận tiện trong quá trình hoàn thiện hồ sơ.

“Mặc dù còn nhiều khó khăn, song, sự gia tăng số lượng lao động làm đề nghị hỗ trợ học nghề và được đào tạo tăng qua từng năm cho thấy sức hút của việc học nghề và hiệu quả thực tế hoạt động của Trung tâm trong việc chủ động thực hiện, linh hoạt, đồng bộ các giải pháp và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, phát huy tốt vai trò cầu nối giữa người lao động - doanh nghiệp” - Đại diện Trung tâm dịch vụ việc làm An Giang cho hay.

Xã hội

Các tuyến giao thông được đầu tư đồng bộ mở ra không gian, dư địa phát triển cho vùng cao Bình Liêu
Xã hội

Bứt phá từ hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ

Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách và sự chênh lệch vùng miền, nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của người dân, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng là giải pháp trọng tâm được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên, triển khai với nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ, rốt ráo.

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn)
Xã hội

Hướng tới chuẩn hóa mô hình quản lý

Với mục tiêu triển khai quy trình thống nhất trên toàn bộ tuyến biên giới đường bộ, áp dụng qua nền tảng duy nhất là Cổng thông tin Một cửa quốc gia; Tổng cục Hải quan đang xây dựng Đề án Cửa khẩu số. Theo đó, việc thực hiện cửa khẩu số sẽ cung cấp thông tin thời gian thực giữa các quy trình thao tác và tăng khả năng kết nối giữa các lực lượng quản lý biên giới.

Anh Lý Anh Tuấn giám độc HTX Cao khô Chợ Bãi chia sẻ về sản phẩm với đại diện chính quyền và cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Đời sống

Tín dụng chính sách giúp đặc sản cao khô Chợ Bãi vươn xa

Những ngày nắng cuối cùng của kỳ lập đông người dân thôn Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn) tất bật với nghề sản xuất cao khô (phở khô). Từ ngõ nhỏ đến sân phơi, đâu đâu cũng thấy bánh phở phơi trắng lối. Trước đây, cao khô của thôn chỉ sản xuất đủ phục vụ người dân trong tỉnh thì nay đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và bày bán rộng rãi tại nhiều tỉnh thành.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao 1.000 suất quà tặng đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi Bão số 3, thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Thái Sơn
Xã hội

Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi do bão số 3

Nhằm kịp thời giúp đỡ, đồng hành với các gia đình đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ), trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ thiệt mạng do Bão số 3 vượt qua mất mát, khó khăn, Tổng Liên đoàn Việt Nam vừa ban hành Quyết định ban hành quy định hỗ trợ cho trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ tử vong do Bão số 3 (YaGi) cho các cháu dưới 16 tuổi bằng hình thức trao tặng Sổ tiết kiệm “Công đoàn cùng con tiếp bước”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Nhiều lao động của Đà Nẵng được đào tạo nghề thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo (Ảnh: Thu Cúc)
Đời sống

Đà Nẵng quan tâm đào tạo nghề cho đối tượng chính sách

Thành ủy Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch số 250-KH/TU triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo…

Trụ sở của Vinafood1 tại số 6 Ngô Quyền, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Ảnh: VNF
Đời sống

Vinafood1 sẵn sàng bình ổn giá gạo kịp thời khi cần thiết

Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2024, Tổng công ty Lương thực miền Bắc – Vinafood1đã tích cực thu mua lúa gạo, nông sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, sẵn sàng lượng gạo dự trữ để thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá và an ninh lương thực kịp thời.

SeABank tiếp nối hành trình vì cộng đồng với “Tuần lễ công dân 2024” tại 28 tỉnh thành trên cả nước
Xã hội

SeABank tiếp nối hành trình vì cộng đồng với “Tuần lễ công dân 2024” tại 28 tỉnh thành trên cả nước

Trong 3 tuần triển khai (từ 15.10 - 8.11.2024), “Tuần lễ công dân 2024” của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa tại 25 bệnh viện/trường học/trung tâm bảo trợ, dọn dẹp vệ sinh môi trường tại 2 bãi biển, trồng mới hơn 2.000 cây xanh tại 28 tỉnh thành phố trên cả nước. Đây là hoạt động xã hội được SeABank thường niên triển khai từ năm 2010 thông qua các hoạt động tập trung thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.

Toàn cảnh Hội nghị
Xã hội

Tổng kết Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Sáng nay, 14.11, Ban soạn thảo xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Bộ Quốc phòng tổ chức tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban soạn thảo Luật, Thượng tướng Phạm Hoài Nam chủ trì hội nghị.

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện
Giao thông

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện

Một thực trạng đáng báo động diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước là không ít bậc phụ huynh vì nhiều lý do đã mua xe, giao xe mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) cho con em mình, mặc dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những vụ việc với hậu quả đau lòng…