Múa rối “mơ rồng”

Nhà hát Múa rối Thăng Long vừa cho ra mắt vở rối “Mơ rồng” có sự kết hợp các hình thức biểu diễn mới. Đây được xem là cuộc thử nghiệm hiệu ứng âm thanh, ánh sáng hiện đại với trình diễn hình thể và nghệ thuật múa rối truyền thống, nhằm đem tới cảm hứng cho diễn viên, thỏa mãn trí tò mò cho công chúng yêu nghệ thuật.

“Mơ rồng” dự Festival các trường Nghệ thuật sân khấu khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ 24 - 28.9, sau đó tham gia Liên hoan Sân khấu Thử nghiệm Quốc tế Hà Nội 2019 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức, diễn ra từ 4 - 10.10. Sau Liên hoan, vở diễn sẽ phục vụ khán giả tại Nhà hát Múa rối Thăng Long từ 20.10, vào sáng thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần.

Mở rộng không gian truyền thống

Vở diễn kể lại giấc mơ của một nghệ sĩ chuyên tạo hình các nhân vật rối, trong một đêm sáng tạo miệt mài, anh mệt quá đã ngủ thiếp đi giữa những nhân vật rối đang trong thời gian hoàn thiện. Trong giấc mơ, anh thấy chú Tễu và Rồng Bay chu du vòng quanh Trái đất, từ châu Á sau trận động đất kinh hoàng, chống trả bầy quạ dữ, rồi cả ba trở thành bạn đồng hành. Họ gặp gia đình Rồng Vàng ở châu Âu, giúp vợ chồng Rồng Vàng bảo vệ đứa con khỏi nanh vuốt diều hâu và chó sói. Hành trình đưa họ tới châu Phi, cảm hóa Rồng Lửa; tới châu Mỹ phát hiện âm mưu kích động xung đột giữa cá sấu, khủng long, Rồng Gió. Đến châu Đại dương, họ cùng Rồng Nước chiến đấu bảo vệ vùng biển. Vở diễn kết thúc với Lễ hội Hòa bình, nơi Tễu và Rồng Bay mời bè bạn bốn biển, năm châu về quanh Hồ Hoàn Kiếm.

Theo biên kịch, đạo diễn Lê Quý Dương, với thời lượng 60 phút, “Mơ rồng” đưa đến thông điệp về sự chia sẻ và tìm kiếm cách giải quyết các vấn đề của nhân loại hôm nay như: Biến đổi khí hậu, rác thải công nghệ, tranh chấp đại dương, bệnh tật, đói nghèo, xung đột quyền lực, bắt cóc trẻ em… “Vở diễn là một thử nghiệm thú vị nhưng cũng đầy thách thức trong việc mở rộng không gian và khả năng diễn tả của nghệ thuật múa rối nước truyền thống; đồng thời là phép thử mạo hiểm về kỹ thuật biểu diễn hình thể của diễn viên, khi hóa thân vào thể xác, lúc nhập tâm thành linh hồn các nhân vật rối tưởng vô tri vô giác nhưng có một đời sống nội tâm vô cùng phong phú”.

Là nghệ sĩ biểu diễn múa rối trên 20 năm, song NSƯT Võ Thùy Dương cho biết, lần thử nghiệm này khác với nghệ thuật múa rối mà chị và các đồng nghiệp tại Nhà hát Múa rối Thăng Long vẫn thể hiện. “Mơ rồng” mang đến cho các diễn viên phong cách hoàn toàn mới, dùng chính ngôn ngữ hình thể cộng hưởng để lột tả suy nghĩ của nhân vật rối. “Được biểu diễn trong một không gian mở, giải tỏa trí tò mò của người xem khiến bản thân tôi có thêm động lực trong các xen diễn hình thể, cả khi nhập tâm điều khiển các con rối”.

Không gian của vở diễn không chỉ gói gọn tại thủy đình, mà rộng khắp khán phòng. Con rối không chỉ xuất hiện trước mặt người xem mà còn ở sau lưng, hai bên khán đài, với các màn diễn tung hứng hóm hỉnh giữa các con rối, diễn viên…

Sự biến ảo của nghệ sĩ

Tất nhiên, các nghệ sĩ cũng gặp nhiều khó khăn. “Múa rối là bộ môn nghệ thuật tổng hợp, nếu diễn viên kịch học kịch nhiều hơn, ca sĩ học hát nhiều hơn, thì nghệ sĩ múa rối phải học hát, học múa và nhảy, học giải phóng hình thể. Chúng tôi cũng phải làm việc với cường độ mạnh hơn, cao hơn, sao cho khi truyền tải sang con rối người xem cảm nhận được”, NSƯT Võ Thùy Dương cho hay.

NSƯT Lê Thu Huyền, người đảm nhiệm vai diễn hình tượng rồng đất tiết lộ, con rối chị mang có trọng lượng hơn 10kg, lại xuất hiện trong nhiều xen diễn, cả trên cạn và dưới nước. “Sức nặng của đạo cụ khi lần đầu tiên biểu diễn dưới nước mà không có bảo hộ khiến tôi gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, tôi thấy hài lòng vì đã được thỏa sức sáng tạo, được thể hiện ngôn ngữ hình thể, hòa hợp các động tác biểu diễn rối với âm thanh, ánh sáng và tiếng động để hoàn thành vai diễn với cảm xúc thăng hoa nhất”.

Dẫu vậy, theo NSƯT Quốc Khanh, cách dàn dựng mới mẻ của “Mơ rồng” cũng tạo nguồn cảm hứng rất lớn cho anh và các bạn diễn. Trước mỗi buổi tập, anh và các bạn diễn đều được đạo diễn cho luyện các bài tập điều khiển khớp cổ tay, chân, lấy hơi… để các động tác hình thể thêm mềm mại, uyển chuyển. “Hướng đi của “Mơ rồng” đã cho tôi và những diễn viên trẻ hoàn toàn tự do sáng tạo thể hiện tốt nhất vai diễn của mình”, NSƯT Quốc Khanh chia sẻ.

Trong vai trò điều khiển nhân vật cá sấu và lợn, nghệ sĩ Vũ Thị Phương Linh cũng hào hứng: “Mình là rối và rối là mình. Mình không chỉ là người điều khiển, mà còn mang lại cho khán giả trải nghiệm mới mẻ về nghệ thuật rối”. Còn nghệ sĩ Nguyễn Xuân Long vai rồng châu Mỹ trong tạo hình ranh mãnh, gian xảo, hài hước thì chia sẻ: “Thường thì tôi điều khiển con rối cáo bắt vịt, ông lão bắt cá… Với vở diễn này tôi được hóa thân với một vai trò khác hẳn, được thể hiện mình nhiều hơn. Tôi cũng như các nghệ sĩ khác đã tự tìm tòi để có cách thể hiện độc đáo cho nhân vật của mình. Chúng tôi không chỉ tập điểu khiển rối mà còn tập như những diễn viên múa thể nghiệm. “Mơ rồng” là vở diễn hoàn toàn mới lạ, chúng tôi cảm nhận rằng đây là một hướng đi mới mẻ, kỳ vọng thu hút nhiều đối tượng khán giả”.

Văn hóa

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.