Cử tri kiến nghị điều chỉnh dạy môn tích hợp, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời thế nào?

Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT.

Về vấn đề điều chỉnh việc dạy tích hợp ở bậc THCS, Bộ GD-ĐT cho biết, Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28.11.2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã xác định rõ về nội dung đổi mới, trong đó: “Ở cấp tiểu học và cấp THCS thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học.”.

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26.12.2018 về Chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọi là Chương trình giáo dục phổ thông 2018) cụ thể hóa các mục tiêu và nội dung của Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội.

niem-vui-trong-ngay-khai-giang-nam-hoc-moi-cua-hoc-sinh-thanh-pho-8494jpg.jpg
Học sinh trung học cơ sở tại Nghệ An

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp trung học cơ sở có môn Khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học; môn Lịch sử và Địa lý được tích hợp từ các các môn Lịch sử, Địa lý nhằm tạo thuận lợi cho việc khai thác các nội dung dạy học cụ thể một cách toàn diện từ nhiều khía cạnh.

Chương trình môn Lịch sử và Địa lý bao gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lý, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau; nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lý và nội dung Địa lý tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử.

Chương trình môn Khoa học tự nhiên bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

Xác định đây là những môn học mới, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các nhà trường, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được Bộ GD-ĐT hướng dẫn, tập huấn từ nhiều năm qua và điều này tiếp tục được áp dụng khi dạy học theo chương trình mới.

Từ chương trình hiện hành, việc khai thác các nội dung bài học từ nhiều khía cạnh theo hướng tích hợp (kiến thức Địa lý trong các bài Lịch sử và ngược lại, kiến thức Hóa học, Sinh học trong các bài Vật lý và ngược lại) đã được triển khai từ nhiều năm qua. Ngoài ra, Bộ GDĐT đã hướng dẫn tại Công văn số 5636 và tập huấn tới tất cả các giáo viên dạy 2 môn học này trên toàn quốc.

Trong đó, việc phân công giáo viên dạy học môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử Địa lý bảo đảm sự phù hợp về năng lực chuyên môn được đào tạo của giáo viên với nội dung dạy học được phân công.

Bộ GD-ĐT giải thích thêm, ở điểm này như sau: Môn Khoa học tự nhiên giáo viên sẽ được phân công theo các mạch nội dung Chất và sự biến đổi của chất, Năng lượng và sự biến đổi, Vật sống, Trái Đất và bầu trời; không bắt buộc một giáo viên khi chưa được chuẩn bị sẵn sàng về năng lực chuyên môn phải dạy cả chương trình môn học;
Việc phân công giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận dạy học từ 02 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về năng lực chuyên môn của giáo viên để bảo đảm chất lượng dạy học.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng cho biết việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học; giáo viên dạy học nội dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với nội dung đó.

Giáo dục

Chuyên gia tâm lý chỉ cách giúp trẻ bắt nhịp với việc học sau Tết
Giáo dục

Chuyên gia tâm lý chỉ cách giúp trẻ bắt nhịp với việc học sau Tết

Theo Phó Viện trưởng Viện Tâm lý học Nhân văn Nguyễn Thị Mai Anh, người lớn nên định hướng cho trẻ vui chơi ngày Tết nhưng không quên nhiệm vụ học tập. Khi cha mẹ và thầy cô có những biện pháp phù hợp, tạo môi trường học tập thoải mái sẽ giúp học sinh bắt nhịp tốt với tiến độ học tập sau Tết.

Nguyễn Siêu - chàng trai người Việt vào top gương mặt nổi bật Forbes Mỹ 2025
Giáo dục

Nguyễn Siêu - chàng trai người Việt vào top gương mặt nổi bật Forbes Mỹ 2025

Tháng 12 năm 2024, tạp chí Forbes của Mỹ công bố danh sách "Top 30 Under 30 North America" năm 2025, vinh danh 30 tài năng dưới 30 tuổi ở khu vực Bắc Mỹ truyền cảm hứng, có ảnh hưởng tích cực trên nhiều lĩnh vực. Trong danh sách "30 under 30" lĩnh vực Marketing và Quảng cáo, có một người Việt duy nhất là Nguyễn Siêu, sinh năm 1995.

Đại học Kinh tế Quốc dân đặt mục tiêu vào nhóm 100 trường đại học tốt nhất châu Á
Giáo dục

Đại học Kinh tế Quốc dân đặt mục tiêu vào nhóm 100 trường đại học tốt nhất châu Á

Chiến lược phát triển Đại học Kinh tế Quốc dân đã xác định mục tiêu đến năm 2030, Nhà trường thuộc nhóm 100 trường đại học tốt nhất châu Á trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh theo chuẩn mực xếp hạng quốc tế và có vị trí cao trong các bảng xếp hạng quốc tế.

Năm 2025, nhóm ngành học nào “lên ngôi”?
Giáo dục

Năm 2025, nhóm ngành học nào “lên ngôi”?

Theo PGS. Vũ Duy Hải - Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội, “Với tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, dự báo các ngành về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo sẽ nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh, học sinh".

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát triển thành “Đại học” với vai trò dẫn dắt, có tầm ảnh hưởng
Giáo dục

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát triển thành “Đại học” với vai trò dẫn dắt, có tầm ảnh hưởng

Chiến lược phát triển của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là phát triển thành đại học định hướng ứng dụng hàng đầu Việt Nam, theo mô hình tự chủ toàn diện, đi đầu trong xu thế chuyển đổi số và quản trị thông minh, có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và quốc tế.

Nỗi lòng du học sinh Việt về ngày Tết Nguyên đán
Giáo dục

Nỗi lòng du học sinh Việt về ngày Tết Nguyên đán

Du học sinh là những người trẻ mang theo ước mơ lớn lao, lòng nhiệt huyết lên đường tìm kiếm tri thức nơi xứ người. Nhưng đằng sau hành trình ấy, họ phải đối mặt với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết, đặc biệt là vào Tết Nguyên đán.