Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình: Đậm dấu ấn văn hoá truyền thống và hiện đại

Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình diễn ra trong 5 ngày (từ 13 - 17 tháng Giêng năm Quý Mão) tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình, Phó Trưởng ban thường trực Ban tổ chức lễ hội, Trưởng Tiểu ban nội dung cho biết: “Theo kế hoạch của UBND tỉnh Thái Bình, Lễ hội đền Trần năm 2023 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tiếp tục khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần ở Thái Bình và thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước.

Lễ hội kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và hiện đại, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất, con người Thái Bình và vùng đất Long Hưng - Hưng Hà; đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi dịp đầu Xuân mới.

Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2023: Kết hợp truyền thống và hiện đại -0
Đền Trần thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Theo đó, phần “lễ” gồm có các hoạt động như dâng hương tại lăng mộ các vua Trần; tế mở cửa đền; lễ dâng cặp bánh kỷ lục Việt Nam tại đền thờ các vua Trần; lễ rước thủy và rước bộ; lễ bái yết; trình diễn thư pháp hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông.

Phần “hội” diễn ra với các nội dung như thi cỗ cá, thi pháo đất, thi gói bánh chưng, thi kéo lửa nấu cơm cần, giải võ cổ truyền tỉnh Thái Bình, triển lãm nhiếp ảnh mỹ thuật tỉnh Thái Bình mừng Đảng, mừng Xuân, giải kéo co huyện Hưng Hà, liên hoan văn nghệ quần chúng huyện Hưng Hà, Ngày Thơ Việt Nam…

Điểm nhấn: Chương trình nghệ thuật đặc sắc “Hào khí Đông A”

Theo bà Trương Thị Hồng Hạnh, lễ khai mạc Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình diễn ra vào 20h10 - 22h10 ngày 3/2/2023 (tức ngày 13/1/2013 Âm lịch) và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình; tiếp sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC.

Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2023: Kết hợp truyền thống và hiện đại -0

Đáng chú ý, điểm nhấn của lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật hoành tráng, đặc sắc mang tên "Hào khí Đông A".

Tổng đạo diễn chương trình Mai Thanh Tùng cho biết: “Hào khí Đông A” được dàn dựng công phu, trong đó sẽ có phóng sự phản ánh những hoạt động nghi lễ đã diễn ra trước đó như lễ dâng hương tại mộ, lễ tế mở cửa, lễ rước thủy, rước bộ; Quy trình sản xuất cặp bánh kỷ lục lớn nhất Việt Nam & Nghi lễ dâng hương, dâng bánh tưởng niệm các vị vua triều Trần.

Chương trình “Hào khí Đông A” gồm 2 phần: Phần 1 với chủ đề “Âm vang Thái Bình” gồm các ca khúc viết về Thái Bình, về Đảng và Bác Hồ; Phần 2 với chủ đề “Khát vọng mùa xuân - Bừng sáng tương lai” bao gồm các màn nghệ thuật sôi động với các ca khúc về Tết, mùa Xuân và đất nước.

Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2023: Kết hợp truyền thống và hiện đại -0
Các nghệ sĩ của Đoàn nghệ thuật Chèo tỉnh Thái Bình sẽ góp mặt trong chương trình "Hào khí Đông A"

Vinh danh kỷ lục cặp bánh Bảo Hưng lớn nhất Việt Nam

Đặc biệt, trong lễ khai mạc sẽ có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình và đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng vinh danh kỷ lục cặp bánh Bảo Hưng lớn nhất Việt Nam cho Ban Lãnh đạo Công ty CP Quốc tế Bảo Hưng.

Ban Tổ chức cho hay, với trọng lượng 200kg/mỗi chiếc được đặt trên kệ gỗ có bánh xe, cặp bánh Bảo Hưng vinh dự được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận và vinh danh là sản phẩm phá kỷ lục Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Cặp bánh được truyền cảm hứng từ những vẻ đẹp văn hóa của dân tộc Việt, là sự kết tinh hài hòa, chứa đựng hơi thở của đất trời hòa quyện tinh túy với thiên nhiên đất mẹ và được Ban Tổ chức dâng tưởng niệm các vị Vua Trần từ ngày 3/2/2023 đến hết ngày 5/2/2023 tại đền Trần Thái Bình.

Chương trình “Hào khí Đông A” do Tỉnh ủy - UBND tỉnh Thái Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình, Công ty Cổ phần Quảng cáo Truyền thông Oscar, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp thực hiện.

Ban Tổ chức cho biết, dự kiến, “Hào khí Đông A” sẽ được tổ chức thường niên diễn ra vào dịp Lễ hội đền Trần hàng năm.

Dự kiến, năm nay, sau thời gian bị ảnh hưởng dịch Covid -19, lượng lớn du khách thập phương trở về chiêm bái, dâng hương đền Trần tỉnh Thái Bình nên từ nhiều tháng qua, việc chuẩn bị cho lễ hội đã diễn ra công phu, chú trọng công tác đón tiếp, phục vụ, bảo đảm an ninh trật tự.

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo của Ban Tổ chức hứa hẹn một mùa lễ hội thành công, mang đậm dấu ấn về mảnh đất và con người Thái Bình giàu truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước và cách mạng.

Lễ hội đền Trần Thái Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014.

Cũng trong năm 2014, Khu di tích lịch sử lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần ở xã Tiến Đức được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Những năm trước, lễ hội do UBND huyện Hưng Hà tổ chức nhưng năm 2023, sự kiện này được tổ chức quy mô cấp tỉnh, gắn với tôn vinh di sản lễ hội đền Trần là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.