Làng tổ nghề khảm trai

Chuôn là tên Nôm, còn tên chữ là làng Chuyên Mỹ, thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, trấn Sơn Nam Thượng xưa, nay là Hà Nội. Tương truyền, đây là làng tổ nghề khảm trai…

3 cận tổ nghề

Theo truyền tụng, có đến 3 ông tổ nghề khảm trai. Một là ông Nguyễn Kim, người Thanh Hóa, vào đời Lê Hiển Tông (1740 - 1786), đã nghĩ ra cách khảm trai, khảm xà cừ vào đồ gỗ, sau bị quan lại địa phương chèn ép nên phải bỏ quê, đến cư ngụ tại làng Chuôn, rồi truyền dạy cho dân làng nghề khảm trai. Hai là ông Trương Công Thành, một vị quan trong triều Lý Nhân Tông (1066 - 1127), sau cáo quan về đi tu. Ông nghĩ ra cách lấy vỏ trai về khảm những đồ thờ cúng rất đẹp, sau dạy cho dân làng Chuôn, vì vậy được người làng Chuôn thờ làm thành hoàng và tôn làm tổ nghề. Ba là ông Vũ Văn Kim, chính quê làng Chuôn, từng tới làng Thụy Ứng học được nghề làm lược sừng. Sau ông nghĩ ra cách làm lược cài búi tóc có cẩn thêm một mảnh vỏ trai màu biếc, trông rất đẹp; sau nữa, ông khảm trai ở khay, hộp và các đồ gỗ. Từ ông mà có nghề khảm ở Chuyên Mỹ.

Có lẽ, các ông Trương Công Thành, Nguyễn Kim, Vũ Văn Kim được dân làng Chuôn tôn làm tổ nghề khảm với tư cách là người đã có công phổ biến và cải tiến nâng cao nghề nghiệp. Bởi, sách Lịch sử Việt Nam có ghi nghề khảm ở nước Việt ta đã có từ trước thời Lý. Thời Bắc thuộc, đồ khảm nước ta đã có tiếng, những khay, cơi trầu khảm xà cừ đã được người Trung Quốc khen là báu vật. Năm 1289, vua Trần Nhân Tông đã tặng vua Nguyên hòm gỗ khảm vàng, chén bằng sừng tê khảm vàng, bàn cờ bằng xương voi khảm vàng. Như vậy, nghề khảm đã tinh diệu lắm. Ở miền Nam, thời các chúa Nguyễn, nghề khảm xà cừ đã thịnh đạt, như Lê Quý Đôn viết trong sách Phủ biên tạp lục: “Xà cừ sản ở Quảng Nam... Người xứ Thuận Hóa hay dùng để trang sức khay vuông, hòm mũ, chuôi kiếm. Ở Chiêm Thành và Cao Miên, khay, hộp trang sức bằng xà cừ thì khảm lẫn các mảnh thủy tinh nhỏ, xanh biếc rực rỡ”... Như thế, các ông Trương Công Thành, Nguyễn Kim, Vũ Văn Kim là những cận tổ nghề khảm trai của làng Chuôn.

Khoảng đầu thế kỷ XVIII người làng Chuôn đã đem các sản phẩm khảm trai - xà cừ lên Thăng Long bán, được người Kinh kỳ rất ưa chuộng. Sau, một số thợ khảm trai làng Chuôn lên cư ngụ ở Thăng Long để tiện hành nghề. Họ cùng ở một khu vực là làng Cựu Lâu, cùng làm một nghề chạm khảm trai - xà cừ, và dựng đền thờ ông tổ nghề Nguyễn Kim ở đấy. Cuối thế kỷ XIX, đất làng Cựu Lâu nằm trong khu nhượng địa. Người Pháp tạo lập những đường phố mới ở khu vực này, trong đó có phố Hàng Khảm chạy suốt từ bờ sông Hồng đến hồ Hoàn Kiếm. Ngày nay chỉ còn lại một quãng ngắn đi dọc bờ nam hồ Gươm, từ phố Tràng Tiền tới phố Bà Triệu, và không hiểu sao lại đổi gọi là phố Hàng Khay.

Làng Chuôn tương truyền là tổ nghề của khảm trai
Làng Chuôn tương truyền là tổ nghề của khảm trai

Độc đáo tranh khảm trai

Từ lâu đời, người thợ khảm làng Chuôn đã dùng nhiều loại vỏ trai, ốc xà cừ, vỏ hến bể để khảm. Vỏ trai có các loại: trai cánh sẫm màu và mỏng vỏ, trai nứa mỏng mình và trắng, trai Nông Cống có nhiều vân; ốc bể có một giống gọi là ốc xà cừ, sinh sản nhiều ở Quy Nhơn, Đà Nẵng, Phan Thiết, Nha Trang; hến bể có một loại gọi là vỏ xác chất trắng như tuyết dùng để khảm chân dung, lại có màu vàng để cẩn những cành hoa cúc. Ngoài ra, có một loại vỏ trai đặc biệt, là cửu khổng (có 9 lỗ ở mép vỏ), vân và màu sắc rực rỡ như màu cầu vồng. Chỉ với chất liệu cửu khổng, người thợ mới làm nên các hàng mỹ nghệ mặt nổi như non núi, cánh phượng, cánh công...

Từ những chất liệu mua từ nhiều vùng miền về, thợ khảm phải bỏ nhiều công sức, sự khéo léo và óc thẩm mỹ, qua nhiều công đoạn mới tạo nên những bức tranh khảm. Đầu tiên là sáng tác bản vẽ mẫu, tiếp đến là cưa, đục, mài để tạo những mảnh nhỏ ghép với nhau thật khớp, tạo nên bức tranh nhiều sắc màu. Những mảnh vỏ trai cong vênh phải ngâm nước, rồi ép nóng cho phẳng mới dùng được. Tiếp theo là khâu hạ mặt tranh, tức là đục cẩn những mảng hình trên mặt gỗ thật chuẩn theo hình tranh vẽ mẫu, rồi ghép dán các mảnh vỏ trai thành tổng thể bức tranh. Khâu cuối cùng là dùng sơn hòa với muội đèn miết lên mặt khảm rồi mài và đánh bóng cho mặt khảm trở nên lung linh đa sắc. Bí quyết người thợ làng Chuôn làm cho mặt bức khảm bóng và không bị xước, là lấy lá ngái và vôi bột, dùng tay xoa thật đều lên mặt tranh khảm.

Ngày xưa, đề tài thường được nghệ nhân làng Chuôn chọn đưa lên tranh khảm là những tích trong các tác phẩm kinh điển, như Tam cố thảo lư, Giang tả cầu hôn, Văn vương cầu hiền…, hay khảm những đề tài mang tính điển hình như Thông mai cúc trúc, Lã Vọng, Tiều phu, Tô Vũ chăn dê… Mấy chục năm trở lại đây, thợ khảm lại hay chọn những danh lam, thắng tích như chùa Một Cột, Khuê Văn Các, Văn Miếu, Tháp Rùa… để đưa lên tranh; họ còn tạo những tranh khảm chân dung Bác Hồ, Lênin...

Tranh khảm trai cũng đã đạt tới thành tựu mỹ thuật đáng trân trọng. Tiêu biểu là bức khảm Hội nghị Bình Than của nghệ sỹ Vũ Văn An, và bức bình phong thể hiện một số trích đoạn từ Truyện Kiều do trường Mỹ nghệ Hà Tây (cũ) chế tác... Dưới bàn tay tinh diệu của nghệ nhân khảm trai, những tạo hình bằng vỏ trai - xà cừ phản quang lấp lánh, khiến từ mỗi góc nhìn khác nhau người ta thấy được những màu sắc biến hóa, hấp dẫn lạ lùng.

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.