Kịp thời xử lý tài sản dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

Đây là kiến nghị của các đại biểu Quốc hội Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Bình Phước, Bình Thuận) tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 23.5 về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Sớm ban hành các văn bản quy định hướng dẫn

Đồng tình cao với báo cáo của Chính phủ đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024, các đại biểu nhấn mạnh: với sự vào cuộc nỗ lực, tích cực của người dân, doanh nghiệp và chính quyền các địa phương, tình hình kinh tế - xã hội đã có bước phát triển, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với dự kiến.

Công tác xây dựng phát triển nông thôn tiếp tục có những bước đột phá, nhất là ở các địa phương là các cực tăng trưởng của các vùng kinh tế - xã hội và khu vực vùng cao, miền núi, vùng đồng bào DTTS. Điều này cho thấy hiệu quả của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã phát huy hiệu quả bước đầu…

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy, bên cạnh một số kết quả đã đạt được, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần Chính phủ tiếp tục quan tâm tháo gỡ nhằm khơi thông các điểm nghẽn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, một số yếu tố tác động lớn đến ổn định vĩ mô còn biến động phức tạp, thiếu ổn định như: thị trường tài chính, tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, giá vàng, tỷ giá. Điển hình như: việc gần đây giá vàng liên tục lập đỉnh và có chênh lệch lớn so với mặt bằng giá của thế giới mà Chính phủ đã vào cuộc. Ngoài ra, chỉ số tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng chậm lại; thị trường lao động việc làm và tiêu thụ một số mặt hàng chủ lực còn gặp nhiều khó khăn; khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.

Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Bình Phước, Bình Thuận thảo luận tại tổ: Kịp thời xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập -0
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy phát biểu. Ảnh Khánh Duy

Mặt khác việc triển khai các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư như cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu, thu gom xử lý chất thải, nước thải,… vẫn còn nhiều khó khăn, vương mắc. Nguyên nhân chủ yếu do vướng mắc các quy định của pháp luật liên quan. Việc thực hiện một số thủ tục hành chính liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mục đích sử dụng rừng, bảo vệ môi trường còn nhiều khó khăn, tốn kém nhiều thời gian, chi phí tuân thủ, nhất là các dự án của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tư nhân.

ĐBQH Đỗ Đức Duy đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành sớm ban hành theo thẩm quyền các định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành; các văn bản quy định hướng dẫn liên quan đến đấu thầu, mua sắm công. Đồng thời, sớm hoàn thiện các cơ chế văn bản hướng dẫn xử lý tài sản là nhà đất, trụ sở các cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp sau sáp nhập, nhất là đối với các huyện, xã khu vực miền núi; các trụ sở cơ sở nhà đất quốc phòng, an ninh sau khi đã đầu tư và khai thác sử dụng các cơ sở mới.

Ngoài ra, đại biểu cho rằng, cần hoàn thiện cơ chế pháp luật liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp công ích, đơn vị sự nghiệp kinh tế và xử lý tài chính tại các doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, giải thể, xử lý đất đai có nguồn gốc nông lâm trường quốc doanh.

Tiếp tục quan tâm giải ngân vốn đầu tư công

Đóng góp ý kiến về việc sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Nhà nước, ĐBQH Nguyễn Thị Phú Hà (Hòa Bình) cho biết: thời gian qua, số tăng thu ngân sách Nhà nước rất cao, nhưng đã sử dụng bố trí cho việc liên quan đến giảm bội chi ngân sách Nhà nước và bố trí cho một số dự án đầu tư quan trọng Quốc gia. Kết quả thực hiện số chi so với số quyết toán giảm rất nhiều, đặc biệt là năm 2022 còn giảm hơn so với dự toán ban đầu. Đại biểu mong muốn, trong báo cáo thực hiện về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2023 cần đánh giá kĩ lưỡng hơn liên quan đến thu chi ngân sách Nhà nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Bình Phước, Bình Thuận thảo luận tại tổ: Kịp thời xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập -0
ĐBQH Nguyễn Thị Phú Hà (Hòa Bình) phát biểu. Ảnh Khánh Duy

Đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà cũng nhấn mạnh, cần tiếp tục quan tâm đến vấn đề kiểm soát lạm phát. Bởi, năm 2024 là năm thực hiện chính sách cải cách tiền lương, sẽ tác động rất lớn đến giá cả. Ngoài ra, cần có chính sách khuyến khích tiêu dùng; tiếp tục quan tâm vấn đề giải ngân vốn đầu tư công. Đặc biệt, quan tâm thêm về công tác chuẩn bị đầu tư dự án, bảo đảm đưa ra dự án có tính khả thi cao.

Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Bình Phước, Bình Thuận thảo luận tại tổ: Kịp thời xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập -0
ĐBQH Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Nhận định dù nhiều điểm sáng về kinh tế, nhưng ĐBQH Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận) cho rằng, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng lao động thất nghiệp trong thanh niên cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng phải đối diện với thách thức trong tiếp cận nguồn vốn; thị trường bất động sản, trái phiếu gặp nhiều khó khăn. Chính phủ đã tích cực chỉ đạo tháo gỡ nhưng chuyển biến chưa nhiều. Do đó, đại biểu đề nghị, Chính phủ, các bộ, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn vốn…

Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Bình Phước, Bình Thuận thảo luận tại tổ: Kịp thời xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập -0
Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu. Ảnh Khánh Duy

Liên quan đến vấn đề tuyển dụng viên chức vào các đơn vị sự nghiệp công lập, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận cho rằng, việc tuyển dụng viên chức đối với địa bàn vùng cao đang gặp nhiều khó khăn. Trong khi chỉ tiêu thì có nhưng lại không tuyển dụng được, dẫn đến nguồn nhân lực của vùng cao còn đang thiếu. Đại biểu kiến nghị, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu có thêm các cơ chế, chính sách hỗ trợ khu vực vùng cao tạo điều kiện trong việc tuyển dụng để đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Bình Phước, Bình Thuận thảo luận tại tổ: Kịp thời xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập -0
ĐBQH Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) phát biểu tại Tổ. Ảnh: Khánh Duy

Trao đổi thêm vấn đề này, ĐBQH Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) đề nghị, Chính phủ quan tâm có hướng mở, tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thuộc đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được tuyển sinh vào các trường dân tộc nội trú. Ngoài ra, cần có giải pháp giúp doanh nghiệp được tiếp cận các vốn vay, có giải pháp tháo gỡ cho hoạt động sản xuất kinh doanh…

Có giải pháp ngăn chặn sử dụng thuốc lá điện tử

Chia sẻ tại phiên thảo luận Tổ, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho biết, qua TXCT và khảo sát tại địa phương, Đoàn ĐBQH tỉnh nhận thấy, việc xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập vẫn là vấn đề được cử tri, Nhân dân hết sức quan tâm trong sắp xếp đơn vị hành chính. 

Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Bình Phước, Bình Thuận thảo luận tại tổ: Kịp thời xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập -0
Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc phát biểu. Ảnh Khánh Duy

Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho biết: dù không phải là nội dung mới nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn rất nhiều tài sản dôi dư đến nay vẫn chưa xử lý được. Nếu không có giải pháp căn cơ thì tình trạng này sẽ còn tiếp tục kéo dài. 

Một vấn đề nhức nhối trong thực tiễn hiện nay được người dân, nhất là các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm chính là tình trạng trẻ em vị thành niên phạm tội ngày càng tăng. Trước thực trạng trên, đại biểu Đặng Bích Ngọc nhấn mạnh, Chính phủ và các cơ quan liên quan cần có giải pháp quản lý chặt chẽ vấn đề sử dụng mạng xã hội, nhất là trong các trường học. 

Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Bình Phước, Bình Thuận thảo luận tại tổ: Kịp thời xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập -0
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh Khánh Duy

Bàn về tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử trong sinh viên, học sinh, thậm chí là học sinh cấp 1 đang có chiều hướng gia tăng, đại biểu đề nghị, Chính phủ có đánh giá kỹ lưỡng và xác định sự nguy hại của thuốc lá điện tử để xây dựng giải pháp ngăn chặn, giải quyết căn cơ. Thậm chí, có thể tiến tới cấm việc sử dụng thuốc lá điện tử. 

Thời sự Quốc hội

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình 1719 tại Ea Súp
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Ea Súp, Đắk Lắk

Chiều 17.4, tại huyện Ea Súp, Đắk Lắk, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển mạnh mẽ hơn nữa

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect

Chiều 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc gặp mặt. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Ngành dầu khí phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện hiệu quả 5 "chữ an"

Trân trọng những đóng góp của ngành dầu khí đối với đất nước trong gần 50 năm qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn, toàn ngành tiếp tục phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện “5 chữ an”: an ninh năng lượng của đất nước, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển và an sinh xã hội. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Chính trị

Cho ý kiến về kết quả thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương

Sáng nay, 17.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương trong khu vực công, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non
Chính trị

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non

Về chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, có ý kiến cho rằng, dự án Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi chủ yếu huy động nguồn lực nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non mà chưa chú trọng xã hội hoá. Vì vậy, cần xem xét có chính sách khuyến khích đặc biệt, vượt trội, huy động trách nhiệm của các nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào giáo dục mầm non, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Ngân hàng TMCP Quân đội

Sáng 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Chính trị

Hải Phòng phải đi đầu về ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số

Mong muốn Hải Phòng phải đi đầu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các luật về khoa học, công nghệ vào Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam ủng hộ, đóng góp tích cực phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ, mong muốn đóng góp tích cực vào việc phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia, sẵn sàng phối hợp với Quốc hội Ethiopia để tăng cường quan hệ nghị viện, chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, giám sát và hợp tác trên diễn đàn đa phương để cùng thúc đẩy các sáng kiến vì hòa bình và phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu 2030 lần thứ 4 (P4G) tại Hà Nội.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi

Chiều 16.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để Chính phủ Việt Nam, Lào triển khai hiệu quả các thỏa thuận, dự án hợp tác

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư tại Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu lần thứ 4 tại Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề "Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031" Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh nhấn mạnh cần đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với sửa đổi Hiến pháp (dự kiến từ ngày 6.5 đến ngày 5.6); đề nghị Chính phủ cùng với Mặt trận Tổ quốc tiến hành nhiệm vụ này khoa học, dân chủ, thực chất, công khai, minh bạch.