Không gian nghệ thuật mở bên sông Sài Gòn

Từ ý tưởng của một nhóm họa sỹ nhằm tạo nên không gian sáng tạo cho chính mình và chốn bình yên cho du khách thưởng lãm nghệ thuật, Làng nghệ sỹ Hàm Long đang dần hình thành tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Q2, TP Hồ Chí Minh.

Hội tụ kiến trúc đậm hồn Việt

Trên diện tích khoảng 6ha, trải dài gần 1km bờ sông Sài Gòn là những công trình kiến trúc mang đậm hồn Việt, với những chi tiết thể hiện văn hóa đặc trưng vùng miền. Mỗi ngôi nhà như một bảo tàng thu nhỏ theo phong cách nghệ thuật và kiến trúc riêng, được dựng lên theo quy ước thiết kế: không xây biệt thự hay nhà cao tầng mà chỉ toàn những nếp nhà Việt Nam truyền thống. Chủ nhân của các ngôi nhà phải là họa sỹ hoặc những người yêu nghệ thuật và hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Một góc Kỳ Long gallery
Một góc Kỳ Long gallery

Chúng tôi đến làng vào ngày giữa tuần, không hẹn trước, nên không gặp được nghệ sỹ nào và cũng không có cơ hội vào tham quan toàn bộ các ngôi nhà. Điểm dừng chân đầu tiên là Kỳ Long Gallery. Người trông coi khu nhà cứ lấy làm tiếc là họa sỹ Lý Khắc Nhu đi vắng, nên không thể giới thiệu công trình hoành tráng và công phu này. Trên diện tích hơn 3.000m2, họa sỹ thiết kế, bài trí theo từng khu vực cụ thể. Một góc của làng Chăm nổi tiếng với những bình gốm thô mộc. Một góc của nghệ thuật sơn mài. Một góc của những biến tấu từ tượng nhà mồ Tây Nguyên. Một góc của họa sỹ gốc Hoa với tranh thủy mặc, nghệ thuật thư pháp... Đây có lẽ là không gian hoàn chỉnh nhất trong làng hiện nay, với đầy đủ cả khu vực trại sáng tác và các gian nhà nghỉ dưỡng.

Bên cạnh Kỳ Long Gallery là Nguyễn’s Art Garden của họa sỹ Nguyễn Hoài Hương. Do cửa đóng then cài nên chúng tôi chỉ có thể chiêm ngưỡng ngôi nhà lộng lẫy và uy nghiêm từ bên ngoài. Được biết, ngôi nhà lấy cảm hứng từ kiến trúc nhà vườn Huế. Tất cả cột, kèo, cửa... đều mang nét chạm khắc tinh xảo của cung đình Huế. Qua cổng là một trường lang dài kết nối không gian tiếp khách và không gian sáng tác nghệ thuật, rồi hồ cảnh, đồi cỏ, tháp chuông...

Trường lang trong nhà của họa sỹ Nguyễn Hoài Hương
Trường lang trong nhà của họa sỹ Nguyễn Hoài Hương

Khu nhà của họa sỹ Bạch Trường Sơn mang phong cách khác hẳn, với ngôi nhà sàn của người Mường được đưa từ Hòa Bình về. Cách bài trí trong ngôi nhà cũng lạ, người xem có thể vừa nằm võng hoặc ngồi nhâm nhi tách cà phê vừa ngắm những bức tranh sơn dầu treo xung quanh. Nằm khiêm tốn phía sau là ngôi nhà tranh, vách đất của vùng đồng bằng Bắc bộ với những lồng bàn tre, vó tre dựng góc sân...

Bác sỹ - họa sỹ Dương Đình Hùng lại tái hiện một góc Huế sinh động bên sông Sài Gòn với vườn tượng và nhà thờ cổ. Ngôi nhà rường hơn 100 năm tuổi được mang nguyên từ Huế vào, với đầy đủ cột kèo, ván lát, cửa... Trên vách gỗ đậm dấu ấn thời gian, một bức sắc phong của nhà Nguyễn cho dòng họ Dương Đình được treo trang trọng.

Không gian sáng tác và trưng bày của họa sỹ Hồ Hữu Thủ có vẻ khiêm tốn nhất. Không cầu kỳ, ngôi nhà mang dáng dấp ngôi nhà cổ Hội An, để nguyên những mảng gạch trần bình dị. Bước vào nhà là một không gian nghệ thuật với la liệt tác phẩm sơn mài, sơn dầu treo trên tường, bày trên sàn nhà và cả bức tranh đang vẽ dở. Đây là không gian sáng tác thường xuyên hiện nay của một lão làng tranh sơn mài Việt Nam.

Ngôi nhà của họa sỹ Hồ Hữu Thủ
Ngôi nhà của họa sỹ Hồ Hữu Thủ
Không gian sáng tác của họa sỹ Hồ Hữu Thủ
Không gian sáng tác của họa sỹ Hồ Hữu Thủ

Làng nghệ thuật không gian mở

Trở lại trung tâm thành phố, chúng tôi hẹn gặp họa sỹ Hồ Hữu Thủ - người đầu tiên có ý tưởng xây dựng làng nghệ sỹ này, “làm nơi sáng tác, triển lãm tranh và tổ chức trại sáng tác cho các họa sỹ khắp mọi miền đất nước, thậm chí quốc tế”. Ông hồ hởi khoe: làng đã được Sở VH, TT và DL TP Hồ Chí Minh công nhận là một điểm đến trong tour du lịch đường sông và đã được đón những du khách quốc tế đầu tiên. UBND quận 2 cũng đã đồng ý giao đất để xây dựng làng. Hiện ông cùng các đồng nghiệp hàng xóm đang hoàn thiện bản vẽ bản quy hoạch 1:500 cũng như các thủ tục để được cấp giấy phép xây dựng làng. “Làng như một công ty cổ phần, mỗi nghệ sỹ là một cổ đông, góp đất lập làng. Chúng tôi hy vọng chính tại đây sẽ tái hiện được nền mỹ thuật đặc sắc của Việt Nam nói chung, TP Hồ Chí Minh nói riêng, để giới thiệu với khách du lịch trong và ngoài nước”.

Sau khi hoàn thành, làng nghệ sỹ Hàm Long sẽ có hơn 30 ngôi nhà (hiện chỉ 6 ngôi nhà có thể đón khách tham quan), là không gian sống và sáng tạo nghệ thuật cho các nghệ sỹ, chốn bình yên cho du khách nghỉ dưỡng và chiêm ngưỡng cũng như cùng tham gia các hoạt động nghệ thuật đời sống và phục vụ đời sống với nghệ sỹ. Đây cũng sẽ là một địa chỉ ươm mầm nghệ thuật với các lớp dạy và hướng dẫn sáng tạo nghệ thuật cho thiếu nhi và tất cả những ai yêu nghệ thuật... Họa sỹ Hồ Hữu Thủ khẳng định, sau khi được cấp giấy phép, làng nghệ sỹ Hàm Long sẽ chỉ mất khoảng 2 năm hoàn thiện để trở thành “làng nghệ thuật không gian mở”. Mở để hòa nhập tất cả không gian sáng tạo riêng biệt, độc đáo của từng nghệ sỹ. Mở để chào đón, làm bà đỡ mát tay cho các họa sỹ trẻ. Mở bằng cổng liên thông các không gian kiến trúc với nhau, chào đón du khách cũng như đồng nghiệp trên khắp mọi miền đất nước và quốc tế đến không gian nghệ thuật thanh tịnh này.

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.