Khai tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông bằng ngọc bích

Ngày 27.8, chùa Yên Tử - Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công ty Thần Châu Ngọc Việt thông tin về việc chú nguyện khai tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông và tái khởi công chế tác bảo tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni.

Khai tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông bằng ngọc bích -0
ĐBQH, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, Hòa thượng Thích Thanh Quyết  thông tin tới báo chí. Ảnh: Hà Phương 

Bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được chế tác bằng ngọc bích Jadeite có kích thước 1/1, bằng với phiên bản của tượng Phật hoàng trong tháp tổ Hoa Yên tại khu di tích Yên Tử.

Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, Hòa thượng Thích Thanh Quyết, cho biết: “Bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại tháp tổ Hoa Yên được đức vua Trần Anh Tông - con trai Phật hoàng tạc đúng 1 năm ngay sau ngày mất của đức Phật, nên chắc chắn hình tượng đó phải giống ngài nhất. Chính vì vậy tôi khuyên các đơn vị lựa chọn hình tượng này của đức Phật, đưa thứ tinh túy nhất của tháp tổ đến cho con cháu đời sau”.

“Bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông dự kiến sẽ được Công ty Thần Châu Ngọc Việt và Công ty Cổ phần Xã hội Nhân Tông dâng thờ tại chùa Yên Tử ngày 13.12 (tức ngày 1.11 năm Quý Mão) nhân ngày giỗ của thứ 715 của Phật hoàng; đồng kỷ niệm 60 thành lập tỉnh Quảng Ninh và kỷ niệm 20 năm Hòa thượng Thích Thanh Quyết về trụ trì chùa Yên Tử”, bà Đào Hạnh Trâm, đại diện Công ty Thần Châu Ngọc Việt cho hay.

Chú nguyện khai tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Yên Tử -0
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông chế tác từ ngọc quý sẽ được dâng thờ tại chùa Yên Tử ngày 13.12 (tức ngày 1.11 năm Quý Mão) nhân ngày giỗ thứ 715 của Phật hoàng

Dự kiến sau khi hoàn thành tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng Ngọc Jadeite sẽ nặng tới 16 tấn, cao 3m, chiều ngang là 2m và chiều dài 1m. Bệ đế nặng tới 9 tấn, cao 60 cm, mỗi chiều 2,1m. Đây cũng sẽ là pho tượng Phật Ngọc lớn nhất thế giới.
Theo nguyên Giám đốc Công ty Vàng và Đá quý Việt Phan Trường Thị, ngọc bích thiên nhiên là tên gọi chung cho hai loại ngọc Jadeite và ngọc Nephrite. Tuy nhiên, giá trị của ngọc Nephrite thấp hơn so với ngọc bích Jadeite - là loại ngọc dùng để tạc tượng Phật hoàng.

Ngọc bích Jadeite được khai thác chủ yếu ở vùng mỏ Myanmar - quốc gia có mỏ ngọc bích Jadeite lớn nhất (hơn 90% sản lượng). Độ bóng của ngọc bích Jadeite là độc nhất so với các loại ngọc quý khác. Ngọc bích Jadeite còn thường được gọi là “Phỉ Thúy”, nghĩa là trong một miếng ngọc có cả màu xanh lá cây và màu đỏ. “Phỉ” nghĩa là phần ngọc màu đỏ có được ở lớp thứ hai của khối ngọc bích Jadeite. “Thúy” là phần màu xanh lá cây, phần lõi, phần quan trọng nhất của một khối ngọc bích Jadeite. Ngọc bích Jadeite còn có độ trong suốt như kính có độ mê hoặc kỳ lạ.
"Tượng Phật Hoàng quý giá không chỉ bởi giá trị của ngọc bích Jadeite mà còn bởi sự trau chuốt, công phu đến từ đôi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân và tấm lòng biết ơn những công lao và sự đề cao nhân đức, triết lý sống đời đẹp đạo của Phật hoàng Trần Nhân Tông", ông Phan Trường Thị nhấn mạnh.

Hòa thượng Thích Thanh Quyết và các vị đại diện thực hiện nghi lễ chú nguyện bức tượng ngọc tạc Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Thực hiện nghi lễ chú nguyện bức tượng ngọc tạc Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ảnh: Hà Phương

Thông tin về sự kiện tái khởi công chế tác bảo tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni, đại diện Công ty Thần Châu Ngọc Việt cho biết, năm 2009, nghệ nhân Đào Trọng Cường đã đưa thành công khối ngọc bích nặng 35 tấn, được khai thác từ mỏ ngọc lớn nhất Myanmar về Việt Nam.

Thực hiện di nguyện của cố nghệ nhân Đào Trọng Cường, dịp này gia đình sẽ tái khởi công chế tác tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni lớn nhất thế giới. Khối ngọc sẽ được chế tác bởi các nghệ nhân trong và ngoài nước.

Nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ: “Tôi may mắn được gắn bó với ông Đào Trọng Cường từ thuở hàn vi. Ông là nghệ nhân đóng góp nhiều cho xã hội, cho Phật sự. Ông đã nỗ lực không chỉ về tiền bạc mà cả tâm trí, kết nối với nhiều người hiểu biết về công tác chế tác để đưa khối ngọc về Việt Nam.

Giá trị cốt lõi trong tư tưởng của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông là lòng báo hiếu. Việc vợ và con nghệ nhân Đào Trọng Cường tiếp nối tâm nguyện dùng khối ngọc đó chế tác tượng Phật đã thể hiện tinh thần báo hiếu, mang ý nghĩa lớn lao của lễ vu lan báo hiếu”...

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.