Khai thác thương hiệu áo dài Huế

Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2023 nhằm khai thác thế mạnh, thương hiệu và giá trị văn hóa độc đáo của áo dài Huế, xây dựng hình ảnh du lịch Huế gắn với áo dài, kích cầu du lịch phát triển.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2023, từ ngày 6 - 12.7 với chuỗi hoạt động tri ân, quảng diễn, trình diễn áo dài Huế; biểu diễn nghệ thuật, kết hợp các hình thức tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh hình ảnh áo dài.

Khai thác thương hiệu áo dài Huế -0
Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2023 tôn vinh áo dài gắn với di sản - Ảnh: Festival Huế

Cụ thể, Lễ phát động và đoàn xe đạp diễu hành nhằm khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng hưởng ứng tham gia sẽ diễn ra vào lúc 6 giờ ngày 6.7 tại di tích Nghênh Lương Đình, TP Huế. Ngày 7.7 sẽ có các hoạt động như: tổ chức đoàn hành hương và dâng hương, dâng hoa Chúa Nguyễn Phúc Khoát tại Lăng Trường Thái, thành phố Huế; tổ chức đoàn diễu hành vào Đại Nội Huế để tham dự lễ tri ân, dâng hoa, dâng hương tại Triệu Tổ miếu.

Ngày 9.7, sẽ diễn ra hội thảo chủ đề "Hướng phát triển của áo dài Huế trong đời sống đương đại" với sự tham gia của chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà thiết kế, nghệ nhân có uy tín nhằm đề xuất những giải pháp, hướng đi cho việc phát triển áo dài Huế trong đời sống đương đại.

Ngoài ra, trong suốt Tuần lễ sẽ diễn ra các hoạt động cộng đồng với chủ đề "Áo dài và không gian thao diễn" như: không gian trưng bày, thao diễn nghề may áo dài, nghề nón lá Huế; chương trình nghệ thuật "Áo dài và dân gian đất Bắc"; tọa đàm "Áo dài và giới trẻ" dành cho học sinh, sinh viên nhằm truyền cảm hứng và định hướng cho giới trẻ; thi tìm hiểu "Áo dài Huế"; chương trình "Áo dài và di sản" tại Quốc Tử Giám Huế…

Bên cạnh đó, UBND TP Huế tổ chức hoạt động "Áo dài thị thành" nhằm tái hiện đời sống sinh hoạt truyền thống trong trang phục áo dài tại khu phố cổ Gia Hội - Bao Vinh. UBND huyện Phong Điền tổ chức hoạt động "Áo dài làng cổ" nhằm tái hiện đời sống sinh hoạt truyền thống trong trang phục áo dài tại Làng cổ Phước Tích; UBND thị xã Hương Thủy tổ chức hoạt động "Áo dài chợ quê" nhằm tái hiện đời sống sinh hoạt chợ quê gắn với trang phục áo dài tại khu vực cầu ngói Thanh Toàn.

Văn hóa - Thể thao

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Ngự trà hoàng cung
Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung

Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. 

Soi mình trên dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Soi mình trên dải non sông

50 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), văn học Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình sâu sắc; từ áng văn thơ gắn liền với lịch sử chiến tranh đến những tác phẩm mang đậm hơi thở Đổi mới, văn học phản chiếu cả hiện thực lẫn khát vọng của một dân tộc trên hành trình hội nhập, vươn mình.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.