Học viện Tư pháp: Tăng cường đào tạo giáo dục bản lĩnh nghề nghiệp cho luật sư

Vụ trưởng Vụ Cơ quan Nội chính, Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Quốc Vinh nhận định, luật sư đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện trong cả lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Cả nước có hơn 18.000 luật sư

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, số lượng luật sư năm 2007 là 4.161 luật sư và cho đến ngày cuối năm 2023, con số này đã tăng lên là 18.191 luật sư, bình quân tăng khoảng hơn 1000 luật sư/năm.

Nền tảng vững chắc để luật sư thực hiện tốt
Hội nghị “Giáo dục bản lĩnh nghề nghiệp của luật sư trong chương trình đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp” với sự tham gia, đóng góp ý kiến của đông đảo chuyên gia, nhà quản lý, đại diện đoàn luật sư các tỉnh, thành phố... (Ảnh: HVTP)

Tại Hội nghị “Giáo dục bản lĩnh nghề nghiệp của luật sư trong chương trình đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp”, Vụ trưởng Vụ Cơ quan Nội chính, Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Quốc Vinh nhận định, luật sư đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện trong cả lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Vai trò, trách nhiệm của luật sư được thể hiện qua các hoạt động tham gia tư vấn đầu tư để không xảy ra tranh chấp, rủi ro trong các hoạt động kinh tế; đấu tranh pháp lý để bảo vệ chủ quyền; đấu tranh với các thế lực thù địch; tuyên truyền các hoạt động đúng đắn; tu dưỡng đạo đức, trau dồi chuyên môn để tạo niềm tin trong nhân dân. “Bởi vậy, đào tạo nghề luật sư gắn với nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp của luật sư chính là đóng góp thiết thực đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, ông Nguyễn Quốc Vinh nhấn mạnh.

Để làm tốt “sứ mệnh” của mình, luật sư phải là những người nhận diện những người có ảnh hưởng, có tư duy sắc bén, kiên định, gai góc, có thể phát hiện, báo cáo sớm nhất những vấn đề, sai phạm mới xuất hiện.

Nhìn nhận như vậy, ông Nguyễn Hiếu, Phòng Công tác an ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an thẳng thắn chỉ ra thời gian gần đây không ít luật sư mất đi bản lĩnh chính trị, thiếu bản lĩnh nghề nghiệp, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí, sử dụng ảnh hưởng, hình ảnh, tư cách của mình để làm đối trọng với Đảng, với chính quyền. “Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần những luật sư như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “vừa hồng vừa chuyên”, ông Nguyễn Hiếu nói.

Xây dựng “hệ sinh thái” giáo dục

Theo các chuyên gia, vấn đề bản lĩnh chính trị nghề nghiệp của luật sư đã được đề cập trong Hiến pháp, Luật luật sư, Bộ quy tắc đạo đức của luật sư. Việc đưa nội dung này vào giảng dạy phải trở thành trách nhiệm của cơ sở đào tạo nghề luật sư. Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp Đặng Kim Hoa chỉ ra: “Công tác đào tạo luật sư phải trang bị cho học viên nhận thức về bản lĩnh chính trị của luật sư, yêu cầu học viên ý thức rèn luyện bản lĩnh chính trị trong suốt quá trình học. Đồng thời, xây dựng cho học viên khả năng nhận diện áp lực, thách thức từ hoạt động hành nghề, làm dày bản lĩnh chính trị”.

Nâng cao bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp để hoàn thành tốt
Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp Đặng Kim Hoa: "Giảng dạy, rèn luyện bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp phải trở thành trách nhiệm của cơ sở đào tạo nghề luật sư" (Ảnh: HVTP)

Nối tiếp quan điểm này, luật sư Hoàng Văn Hướng, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho rằng, giáo dục về giá trị truyền thống, về bản lĩnh chính trị trong bất kỳ cấp bậc, lĩnh vực nào cũng đều quan trọng song đặc biệt quan trọng với đào tạo nghề luật sư. “Ở đây, truyền thống là lòng yêu nước, là tính nhân văn của người Việt, bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp được biểu hiện cụ thể qua phong cách đạo đức, tác phong, kỹ năng, hoạt động nghề nghiệp của luật sư”.

Dẫn chứng từ thực tế đào tạo luật sư tại Học viện Tư pháp, Giám đốc Học viện, TS Nguyễn Xuân Thu cho biết, chương trình đào tạo nghề luật sư trước đây, đặc biệt là chương trình được Nhà trường xây dựng mới trong năm 2022 - 2023 đã nhận diện cơ bản được nhiệm vụ tăng cường trau dồi, rèn luyện bản lĩnh chính trị của luật sư cho người học. Tuy nhiên, với việc giáo dục bản lĩnh chính trị của luật sư, chương trình đào tạo chỉ là một yếu tố.

“Quan trọng hơn, bao trùm hơn là tạo ra môi trường giáo dục và đào tạo nghề có khả năng phát hiện, khơi gợi, nuôi dưỡng, trau dồi và rèn luyện bản lĩnh chính trị của luật sư cho người học với tư cách là một trong số phẩm chất nghề nghiệp căn bản” - khẳng định như vậy, TS Nguyễn Xuân Thu cho rằng xây dựng và phát triển môi trường rèn luyện, trau dồi bản lĩnh chính trị của luật sư cần chú trọng ba yếu tố cốt lõi:

Thứ nhất, tăng cường kết nối giữa hoạt động trao đổi, chia sẻ mang tính lý thuyết với thực hành, ứng dụng, trải nghiệm thực tế.

Thứ hai, xây dựng, duy trì và phát triển sự liên kết đa tầng về hình thức và nội dung giáo dục bản lĩnh nghề nghiệp không chỉ trong giai đoạn đào tạo nghề.

Thứ ba, hình thành, duy trì kênh thông tin, hỗ trợ, cập nhật tri thức lý luận chính trị cho người học, cảnh báo những biểu hiện, hành vi lệch lạc, suy thoái đạo đức, bản lĩnh chính trị của luật sư.

“Bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tuân thủ pháp luật, có năng lực nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội cao là nền tảng vững chắc để luật sư thực thi đúng sứ mệnh nghề nghiệp. Đó cũng chính là đích hướng tới của việc đào tạo nghề luật sư”, TS Nguyễn Xuân Thu nhấn mạnh.

Trước Hội nghị “Giáo dục bản lĩnh nghề nghiệp của luật sư trong chương trình đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp”, Học viện Tư pháp đã tổ chức chuỗi tọa đàm khoa học “Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư trong giai đoạn hiện nay” với sự tham gia của hàng nghìn học viên các lớp đào tạo nghề luật sư khóa 25 tại Hà Nội và cơ sở TP. Hồ Chí Minh.

Đây là nhiệm vụ được Học viện Tư pháp xác định là điểm nhấn quan trọng của năm công tác 2024 - năm đẩy mạnh việc triển khai các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Chỉ thị 33 và Kết luận số 69-KL/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư vào xây dựng và phát triển chương trình đào tạo nghề luật sư.

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.