Cần xử lý dứt điểm việc tái lấn chiếm chùa cổ Linh Thông

Vừa qua, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nhận được đơn thư của cư dân và trụ trì chùa Linh Thông (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) phản ánh về việc một số hộ dân xây dựng nhà ở, lều lán trái phép tại khu vực cổng tam quan thuộc phần đất nhà chùa, đến nay vẫn chưa được chính quyền địa phương xử lý dứt điểm.

Theo phản ánh của nhiều người dân thuộc tổ dân phố An Thái, phường Đại Mỗ, những năm trước đây, tại khu vực hai bên cổng tam quan của chùa Thông phát sinh tình trạng xây dựng công trình nhà ở, lều lán kinh doanh không phép. Sau nhiều lần UBND xã Đại Mỗ (trước đây) nay là phường Đại Mỗ xử lý, một số công trình đã được giải toả nhưng vẫn còn một số trường hợp vẫn ngang nhiên tồn tại.

Theo trụ trì chùa Linh Thông, thầy Thích Diệu Phúc cho biết, năm 2006, trước khi khởi công xây dựng tam quan của chùa, có 5 hộ dân đã lấn chiếm và sử dụng đất chùa. Trụ trì chùa, Ban lễ hội, các vãi của tất cả các thôn, các cụ 2 giới và Ban xây dựng thời điểm đó đã làm đơn kiến nghị tới các cơ quan chức năng. Sau đó, các hộ dân lấn chiếm đất chùa đã bị cưỡng chế phá dỡ, riêng có hộ gia đình bà ĐTH vẫn cố tình tái lấn chiếm.

Cần xử lý dứt điểm việc tái lấn chiếm chùa cổ Linh Thông -0
Linh Thông là ngôi chùa cổ trên địa bàn phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Ảnh: Anh Tuấn)

Trước đó, vào ngày 12/8/1993, UBND huyện Từ Liêm đã ban hành Kết luận thanh tra 97/KL-TT, trong đó xác định thửa đất có diện tích 360 m2 trước cổng chùa Thông đã được đổi cho một cá nhân để thu về hiện vật là vật liệu xây dựng để tu bổ các công trình trong khuôn viên chùa. Việc này được xác định là vi phạm Điều 5 Luật Đất đai lúc bấy giờ. Do đó, UBND huyện Từ Liêm đã yêu cầu UBND xã Đại Mỗ phải thu hồi lại diện tích đất nêu trên.

Tuy nhiên, trên thực tế, UBND xã Đại Mỗ không thực hiện yêu cầu tại Kết luận 97/KL-TT dẫn đến việc thửa đất 360 m2 được phân lô, mua bán trao tay qua nhiều đời chủ. Thậm chí, một số hộ dân “bằng cách nào đó” đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rải rác trong các năm 2004, 2009, 2015. Riêng trường hợp căn nhà số 4 của gia đình bà ĐTH nằm sát cổng tam quan chùa Thông và chưa được cấp “sổ đỏ”. 

Ngày 05/9/2007, UBND xã Đại Mỗ ban hành văn bản 289/TB-UBND về việc giải quyết lấn chiếm đất đai tại chùa Thông. Theo đó, UBND xã Đại Mỗ yêu cầu gia đình bà ĐTH phải trả lại một phần đất để UBND xã xây dựng tam quan chùa Thông. Diện tích còn lại khoảng 25 m2 là nhà cấp 4 cũ, gia đình bà ĐTH được phép khôi phục nguyên trạng, không được cơi nới, xây dựng thêm. Khi xã triển khai công tác giao đất giãn dân năm 2008 - 2009 sẽ xem xét đề nghị giao đất giãn dân cho gia đình bà H để trả lại đất cho nhà chùa.

Nhưng cho đến nay đã… 16 năm trôi qua, căn nhà cấp 4 và phần đất lấn chiếm của gia đình bà ĐT vẫn tồn tại. Vì không được bàn giao đất, cổng tam quan của chùa Thông không thể hoàn thiện, tạo khoảng trống lớn, dẫn đến việc khiến nhiều đối tượng lạ mặt thường xuyên vào trong chùa để phóng uế, trộm cắp, sử dụng ma túy, chất kích thích. Để bảo vệ tài sản và an toàn tính mạng cho các sư thầy và các vãi ở chùa, nhà chùa buộc phải rào thêm tôn sắt, dựng cổng phụ bên trong sân. Sau nhiều năm, cổng tam quan chùa Thông đến nay vẫn hoang tàn, chưa thể cải tạo lại vì chưa có mặt bằng.

Cần xử lý dứt điểm việc tái lấn chiếm chùa cổ Linh Thông -0
Hình ảnh khu vực lấn chiếm cạnh cổng tam quan chùa Thông nhiều năm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm (Ảnh: Anh Tuấn)

Tại báo cáo 1706, UBND phường Đại Mỗ khẳng định: Về việc vi phạm trật tự xây dựng tại khu vực chùa Thông, phường đã tiến hành cưỡng chế tháo dỡ theo đúng quy định. Tuy nhiên, về việc bố trí di dời hộ dân để hoàn trả lại đất cho nhà chùa hiện nay chưa thể thực hiện do phường… không còn quỹ đất.

Nhiều người dân trong khu vực không đồng tình với phần trả lời từ phía UBND Phường Đại Mỗ nêu trên vì trên thực tế, từ năm 2008 - 2009 đến nay, phường Đại Mỗ đã nhiều lần tổ chức đấu thầu và cấp đất giãn dân, nhưng không có động thái giải quyết đất đai cho gia đình bà ĐTH như đã hứa tại Văn bản 289/TB-UBND trước đó (!?). Trụ trì, nhà chùa, vãi, trưởng các thôn, các cụ 2 giới, Ban lễ hội, Ban xây dựng tiếp tục làm đơn kiến nghị đến nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền sau đó.

Trong khi đó, UBND huyện Từ Liêm khẳng định, UBND xã phải giữ nguyên hiện trạng khu đất đó, phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chuyên môn của huyện để làm rõ cơ sở pháp lý, trả lại cảnh quan cho di tích có phương án quy hoạch hợp lí để bảo tồn được các giá trị văn hóa ở địa phương.

Gần đây, chùa Linh Thông được Nhà nước đầu tư kinh phí để xây dựng mới nhưng do không hoàn thiện được tam quan và tường rào bảo vệ nên trong nội tự chùa phải quây tôn, không còn cảnh quan, mĩ quan. Ròng rã nhiều năm, trụ trì nhà chùa cùng nhiều cá nhân, tổ chức đã làm đơn kiến nghị, đề nghị, tố cáo, kêu cứu gửi đến các cơ quan, ban, ngành từ địa phương đến các cơ quan chức năng.

Cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo từ cấp thành phố đến các cơ quan chức năng, nhưng quận Nam Từ Liêm và phường Đại Mỗ vẫn “đùn đẩy trách nhiệm” suốt bao năm qua không giải quyết dứt điểm khiến dư luận bức xúc.

Với những sai phạm kéo dài hàng thập kỷ, người dân và trụ trì chùa Linh Thông mong từng ngày các biện pháp cương quyết, nghiêm minh của các cơ quan chức năng quận Nam Từ Liêm và thành phố Hà Nội để nhanh chóng xử lý dứt điểm vụ việc trên.

Hoạt động chính quyền

Quang cảnh Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI (mở rộng)
Hoạt động chính quyền

Đánh giá trung thực làm cơ sở đề ra chỉ tiêu sát thực tế

Để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024; tích cực chuẩn bị các điều kiện tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cần tăng cường làm việc, trao đổi trực tiếp để nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đánh giá thẳng thắn, trung thực việc thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020 - 2025), làm cơ sở đề ra chỉ tiêu nhiệm kỳ 2025 - 2030 sát tình hình của đơn vị, địa phương...

Đoàn công tác tỉnh chụp hình lưu niệm cùng Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản
Địa phương

Lãnh đạo tỉnh Long An chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản

Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An năm 2024 tại các địa phương Nhật Bản, Đoàn công tác tỉnh Long An do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Tấn Hòa làm trưởng đoàn đã đến chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Tiếp đoàn có Thống đốc Kazuhiko Oigawa và các thành viên tỉnh Ibaraki.

Quảng Nam thanh tra nhiều dự án kinh doanh bất động sản
Xã hội

Quảng Nam thanh tra nhiều dự án kinh doanh bất động sản

Đoàn sẽ tập trung vào thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước tại các dự án khai thác quỹ đất và các dự án được Nhà nước giao đất để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác quỹ đất trên địa bàn các huyện Phú Ninh, Duy Xuyên, Quế Sơn.

Hội nghị đối thoại doanh nghiệp FDI ở Hải Phòng
Địa phương

Đồng hành đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tuần hoàn

Ngày 5.10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) năm 2024. Hội nghị được tổ chức với chủ đề “Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; kết nối chuỗi cung ứng trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu”

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III
Hoạt động chính quyền

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III

Ngày 4.10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác quý III năm 2024 với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hương Giang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Thị Hằng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Anh Tuấn đồng chủ trì hội nghị.

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc

Thiên tai qua đi, nhưng những đau thương, mất mát, khó khăn đối với đồng bào tỉnh Lào Cai vẫn còn đó, đặc biệt là đối với những trẻ em mất cha, mẹ, những người khuyết tật. Tính đến ngày 3.10, toàn tỉnh Lào Cai có 52 trẻ em bị mồ côi do hậu quả hoàn lưu của bão số 3, trong đó có 9 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, 41 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và 2 trẻ em chưa tìm thấy cha mẹ.

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ra chỉ thị chống né tránh, đùn đẩy trách nhiệm
Địa phương

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ra chỉ thị chống né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa ký ban hành chỉ thị về việc nâng cao vai trò, trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả tham mưu, đề xuất giải quyết công việc của đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, nhiệm vụ tồn đọng.