HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định về mức trần học phí

Tại Kỳ họp thứ 7, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã tán thành thông qua Nghị quyết liên quan đến lĩnh vực khai thác khoáng sản và mức trần học phí. Đây là những vấn đề được cử tri và dư luận hết sức quan tâm trong thời gian qua.

Mức trần học online bằng 75% mức trần học trực tiếp

Tại kỳ họp, 100% đại biểu có mặt đã biểu quyết, tán thành thông qua Nghị quyết quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô năm học 2022 - 2023.

Theo đó, mức trần học phí cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao năm học 2022-2023 cụ thể như sau: Trường mầm non, học trực tiếp mức học phí trần là 5.100.000 đồng/học sinh/tháng; học trực tuyến là 3.825.000 đồng/học sinh/tháng. Trường Tiểu học, học trực tiếp mức học phí trần là 5.500.000 đồng/học sinh/tháng; học trực tuyến là 4.125.000 đồng/học sinh/tháng. Trường THCS, học trực tiếp mức học phí trần là 5.300.000 đồng/học sinh/tháng; học trực tuyến là 3.975.000 đồng/học sinh/tháng. Trường THPT, học trực tiếp mức học phí trần là 5.700.000 đồng/học sinh/tháng; học trực tuyến là 4.275.000 đồng/học sinh/tháng.

Thông qua Nghị quyết quy định về mức trần học phí -0
HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết quy định về mức trần học phí

Nguyên tắc xây dựng mức trần học phí đối với hình thức học trực tiếp phải đảm bảo tính đủ chi phí cho hoạt động của cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao (theo các tiêu chí quy định tại Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24.6.2013 ban hành Quy định cụ thể các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục chất lượng cao áp dụng tại một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao; Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 24.6.2013 ban hành Quy định bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao, ngoài chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao.

Chi phí của cơ sở giáo dục chất lượng cao bao gồm chi phí cho hoạt động như các cơ sở giáo dục công lập đại trà và chi phí cho chương trình chất lượng cao. Mức trần học phí năm học 2022 - 2023 phải bảo đảm phù hợp với thu nhập, khả năng đóng góp của cha mẹ học sinh và bằng mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đã được HĐND thành phố thông qua.

Nguyên tắc xây dựng mức trần học phí đối với hình thức học trực tuyến (online) gồm mức trần học phí bằng 75% mức trần học phí theo hình thức học trực tiếp của các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao và được làm tròn đến đơn vị nghìn đồng.

Tăng đầu tư cho bảo vệ môi trường

Cũng tại kỳ họp, 100% đại biểu có mặt tán thành thông qua Nghị quyết sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố. Theo đó, sửa đổi mức thu phí tại điểm b khoản 4 Phần B Danh mục các khoản phí và lệ phí ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND (ngày 7.7.2020) của HĐND TP Hà Nội về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn TP Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND thành phố, như sau: Đá làm vật liệu xây dựng thông thường là 8.000 đồng/m3; các loại cát khác (cát san lấp, cát xây dựng...) là 7.600 đồng/m3; nước khoáng thiên nhiên là 4.800 đồng/m3...

Theo tờ trình của UBND thành phố, hiện nay, thực trạng nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố dần cạn kiệt, việc khai thác khoáng sản trên địa bàn có khả năng gây tác động tiêu cực đến môi trường, nhất là các hoạt động về khai thác cát, đất đá. Trong khi đó, quy định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoảng sản trên địa bàn không thay đổi trong thời gian dài. Việc thu của phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản hiện nay đã không còn phù hợp, cần thiết sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn theo hướng điều chỉnh tăng mức thu phí hiện hành, theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 115/2020/QH14, đáp ứng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường và vị thế của Thủ đô Hà Nội. Đồng thời việc tăng mức thu phí cũng tạo được nguồn thu ngân sách từ khoản thu phí để đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường.

UBND thành phố Hà Nội đề xuất thời gian có hiệu lực của mức phí này được áp dụng từ thời đểm 1.1.2023 để các cấp các ngành có lộ trình thực hiện tốt công tác tuyên truyền kịp thời cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố được biết và chủ động điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh phù hợp khi có sự thay đổi mức phí. Đồng thời, việc chưa áp dụng ngay mức thu phí tăng thêm cũng là để giãn bớt các chi phí của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 và phù hợp với chỉ đạo của Trung ương, thành phố trong triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách cho rằng đề xuất điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố là đáp ứng các nguyên tắc về thí điểm chính sách thu phí được Quốc hội quy định tại nghị quyết 115/2020/NQ-QH14. Vì vậy, Ban thống nhất với đề xuất của UBND về các nội dung trên.

Chuyển động

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế
Hội đồng nhân dân

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế

Dự án Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Đà Nẵng là công trình trọng điểm, vốn đầu tư lớn, cần hướng đến nhiều mục tiêu sử dụng, không chỉ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao quần chúng để Nhân dân hưởng thụ, mà cần hướng tới là nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế.

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Đặng Thanh Bình thừa ủy quyền của Thường trực HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Long An
Hội đồng nhân dân

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Long An Đặng Thanh Bình thăm, chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025), sáng nay, 26.3, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Long An Đặng Thanh Bình thừa ủy quyền của Thường trực HĐND tỉnh đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Long An.

Lào Cai: Tổ chức Kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc cấp bách
Chuyển động

Lào Cai: Tổ chức Kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc cấp bách

Chiều 25.3, HĐND tỉnh Lào Cai Khóa XVI nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 27 để giải quyết một số công việc cấp bách, quan trọng trên địa bàn tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vũ Văn Cài; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh đồng chủ trì kỳ họp.

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 32, HĐND tỉnh Quảng Ngãi Khóa XIII
Chuyển động

Hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án xây dựng nhà ở xã hội

Tại Kỳ họp thứ 32 tổ chức ngày 19.3, HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã thông qua Nghị quyết Quy định cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt...