Harry Potter, từ cậu bé phù thủy đến hiện tượng văn hóa

Ngày 21.7 tới, Harry Potter 7 sẽ lại tung hoành trong thế giới giải trí của bạn đọc khắp hành tinh. Nhìn lại 6 chặng đường qua của Harry Potter, một điều đáng chú ý là: Potter không chỉ là một cậu bé phù thủy mà đã trở thành một hiện tượng văn hóa.

      Số phận của cậu bé phù thủy Potter sẽ được tiết lộ ngay khi Harry Potter and Deathly Hallows (Harry Potter và Thần chết) ra mắt khán giả toàn cầu. Đây là tập 7 “thiên trường ca giả tưởng” về cậu bé Harry Potter của nữ văn sỹ người Anh J.K. Rowling. 325 triệu bản là con số kỷ lục của 6 tập Harry Potter đã phát hành. Còn với Deathly Hallows, chỉ riêng tại Mỹ, lần xuất bản đầu tiên đã là 12 triệu bản.
      Cũng như Star Wars và Star Trek, Harry Potter đã gây ảnh hưởng tới một lượng lớn khán giả và vô tình tự tạo ra một thế giới cho riêng mình. Những tác phẩm như vậy được nâng lên như những hình mẫu, được định giá trên thị trường, được phân tích, được làm cho trở thành bất tử bởi chính người hâm mộ chứ không phải các nhà marketing. Lúc đầu, việc tìm một nhà xuất bản cho Harry Potter dường như quá khó đối với Rowling. Một vài nhà xuất bản Anh từ chối bà bởi họ nghĩ Harry Potter quá dài và quá chậm. Mãi đến năm 1996, hãng Bloomsbury mới ký hợp đồng với Rowling trị giá 4.000USD nhưng cũng chẳng hy vọng sẽ “bội thu” trên những cuốn sách cho thiếu nhi. Tuy nhiên, nhà xuất bản Mỹ Scholastic đã phát hiện ra “mỏ quặng” Harry Potter và mua bản quyền với giá… 105.000USD. Giám đốc NXB Scholastic, Arthur A. Levine cho biết: “Tôi vẫn nhớ rất rõ là mình đã đọc và nghĩ về bản thảo Harry Potter như thế nào. Tôi đã liên tưởng đến Roald Dahl, tác giả của những trang viết hài hước, sắc sảo và vô cùng hấp dẫn. Mặc dù vậy, thực sự tôi cũng chẳng dám mơ đến một ngày chúng tôi có thể cho in 12 triệu bản cho đợt phát hành đầu tiên một tập sách của Harry Potter (Deathly Hallows)”. Đối với giới truyền thông, lúc đầu chính tình cảnh của Rowling mới là những thông tin đáng giá nhất. Một người mẹ độc thân, không việc làm. Bà bắt được ý tưởng cho chuỗi câu chuyện giả tưởng này khi bị mắc kẹt trên chuyến tàu từ Manchester đến London và hoàn thành bản thảo viết tay trong một quán cà phê ở Edinburgh, Scotland… 

04Harry-Portter-19607-300A2.jpg

      Đợt phát hành đầu tiên của Philosopher’s Stone (Hòn đá phù thủy) tại Anh với số lượng khiêm tốn. Bloomsbury đề nghị Rowling dùng họ, không dùng tên trên bìa sách, bởi họ sợ các cậu nhóc sẽ không đọc sách của một nhà văn nữ. Tuy nhiên, Philosopher’s Stone nhanh chóng trở thành một hiện tượng thương mại và đối tượng thú vị của giới phê bình. Tháng 7.1998, tờ The Guardian của Anh tuyên bố: “Harry Potter đã trở thành một hiện tượng”. Ở thời điểm đó, Philosopher’s Stone đã bán được 70.000 bản.
      Tập sách đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào tháng 9.1998, đổi tên thành Harry Potter and Sorcerer’s Stone, hướng tới là giới trẻ Mỹ và được lăngxê với khẩu hiệu “Meet Harry Potter” (Gặp gỡ Harry Potter). Tháng 11.1998, hãng AP đã mời Rowling đến phỏng vấn để giới thiệu Harry Potter khi bà đang trong chiến dịch giới thiệu Harry Potter tại 5 thành phố của Mỹ. Một tháng sau, Harry Potter xuất hiện trên tờ New York Times và được coi như một món ăn tinh thần mới, đầy thú vị của kỳ nghỉ đông. Quản lý của nhà sách Bank Street Bookstore ở New York, Beth Puffer kể lại: “Khi những bản in đầu tiên của Harry Potter ra lò, mặc dù tất cả chúng tôi đều đọc và yêu thích nhưng thực sự không ai tưởng tượng sẽ bán được hàng triệu bản”.
      Tháng 1.1999, hãng tin AP gọi Potter là một hiện tượng xúc động và nhấn mạnh: “Joanne Rowling đã từ một bà mẹ độc thân nhọc nhằn thành một hiện tượng văn học”. Tháng 7.1999, chữ “P” (Potter), xuất hiện trong nhiều bài báo của Los Angeles Times, Publishers Weekly và Times. Năm 2000, Harry trở thành người bạn thân thiết, thành cuốn sách gối đầu của hàng triệu độc giả khắp hành tinh. Đã có lúc cả ba tập đầu tiên của Harry Potter đứng đầu danh sách truyện giả tưởng bán chạy nhất theo bình chọn của The Times. Harry Potter đã thu phục độc giả ở mọi lứa tuổi. Harry Potter đã làm nên một sự khác biệt lớn, khiến mọi người nhận ra có một dòng văn học rất mới lạ đang thu hút độc giả dưới 19 tuổi và nó cũng khiến mọi người phải thừa nhận: một tác phẩm văn học cho thiếu nhi hoàn toàn có thể hấp dẫn người lớn. Giờ đây không chỉ thanh thiếu niên bị hút hồn vào khu vực sách dành cho mình mỗi khi vào nhà sách mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của nó.

04Harry-Portter-19607-300A3.jpg

      Cơn sốt Harry Potter lên đến đỉnh điểm khi bộ phim chuyển thể từ tập đầu tiên của Harry Potter ra mắt vào năm 2001, khiến nó không đơn thuần là một hiện tượng xuất bản mà đã trở thành một hiện tượng văn hóa. Melissa Anelli - chủ nhân của một trong hai trang web lớn nhất dành cho người hâm mộ Potter, cho biết: “Rất nhiều thông điệp, thư điện tử và blog về Harry Potter được gửi đến chúng tôi. Kết quả là bây giờ chúng tôi có rất nhiều câu lạc bộ người hâm mộ Harry Potter. Sự hâm mộ lan tỏa từ những trang web đến cả các hiệu sách”. Cũng giống như Star Wars hay Star Trek, những sản phẩm “ăn theo” Harry Potter không chỉ dừng lại ở chiếc cốc thủy tinh mà cả những cuốn sách mang tính thương mại như If Harry Potter Ran General Electric của Tom Morris, The Psychology of Harry Potter của Neil Mulholland hay Looking for God in Harry Potter của John Granger. Theo Jennifer Heddle, Tổng biên tập Trung tâm phát hành sách Pocket Books, nơi xuất bản hơn 100 đầu sách ăn theo Star Trek: “Các tác giả này quyết định viết về tác phẩm của J.K. Rowling và người đọc mua chúng là vì tất cả họ đều hâm mộ Harry Potter và những trang sáng tác của Rowling dường như không đủ thỏa mãn họ. Tương tự như Star Wars hay Star Trek, Harry Potter là một thế giới giả tưởng sinh động, ly kỳ đến hoàn hảo. Tâm hồn, trí tưởng tưởng của độc giả được mặc sức ngụp lặn, vùng vẫy trong đó”. Một video game về Harry Potter sẽ được sản xuất trong thời gian tới, đây là một hiện tượng hiếm đối với cả ngành xuất bản và ngành sản xuất video game. Đặc biệt, năm 2010, sẽ có một công viên giải trí Potter đặt tại Orlando.
 Sự hâm mộ nhất thời sẽ nhanh chóng tan biến cùng thời gian nhưng đã là hiện tượng thì sẽ ngự trị vĩnh viễn bên những người hâm mộ, những người luôn giữ cho nó vẻ hấp dẫn, cuốn hút như ngày đầu xuất hiện.

Minh Hạnh (Theo AP)

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.