Hà Nội: Tăng cường các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường các dòng sông

Thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của thành phố Hà Nội, các đại biểu HĐND TP. Hà Nội quan tâm tới việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là bàn các giải pháp căn cơ, hiệu quả để xử lý ô nhiễm môi trường các dòng sông, nguồn nước thải.

Tập trung giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường

Quan tâm đến các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, các đại biểu đề nghị thành phố có giải pháp quyết liệt xử lý ô nhiễm môi trường các dòng sông, nguồn nước thải. Chủ tịch HĐND huyện Thanh Oai Nguyễn Nguyên Hùng cho biết, trên địa bàn huyện hiện còn 11 xã chưa có mạng lưới nước sạch, đề nghị các sở, ngành quan tâm phối hợp với huyện để giải quyết các nhu cầu dân sinh. Cùng đó, để làm tốt nhiệm vụ trọng tâm là quy hoạch vùng huyện, huyện Thanh Oai đề nghị thành phố sớm các định hướng lớn cho các huyện, điển hình như phát triển thành quận sinh thái.

Còn Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Trường Sơn đánh giá, hiện nay ô nhiễm môi trường rất lớn nhưng các huyện đang gặp khó khăn trong việc xử lý, nhất là việc quản lý nguồn xả thải. "Vì vậy, mong muốn thành phố có giải pháp về lâu dài xử lý nước thải tại các khu dân cư, làng nghề", Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, đại biểu Vũ Mạnh Hải (huyện Thường Tín) cho biết, trên địa bàn vấn đề nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn do phụ thuộc nguồn nước sông Nhuệ. Hiện nước sông Nhuệ ô nhiễm nên việc tưới tiêu phục vụ chăm bón rau phục vụ dân sinh rất khó, vì vậy, đại biểu đề nghị thành phố đầu tư để các xã trên địa bàn được sử dụng nước sạch nhằm đáp ứng tiêu chí nông thôn mới cũng như tiêu chí khi huyện phát triển lên quận. Bên cạnh đó, đại biểu Vũ Mạnh Hải phản ánh, khu vực làng nghề truyền thống thiếu đất cho nhà xưởng, trong khi diện tích đất nông nghiệp hoang hoá nhiều. Đề nghị UBND thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy hoạch hợp lý để bà con có diện tích làm nhà xưởng phục vụ phát triển cụm công nghiệp.

Bàn các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường các dòng sông -0
Đại biểu Nguyễn Tiến Minh phát biểu tại buổi thảo luận tổ

Liên quan đến công tác cải tạo, chỉnh trang các dòng sông, đại biểu Nguyễn Tiến Minh (Bí thư Huyện ủy Thường Tín) nhấn mạnh, môi trường Thủ đô phải tốt, các dòng sông phải trong lành, muốn vậy phải xây dựng quy hoạch chỉ rõ các giải pháp từ nay đến 2030 - 2045. Đại biểu đề nghị xây dựng hệ thống cống ngầm để các dòng chảy ở dưới; còn với còn sông Tô Lịch, Kim Ngưu để nước mặt lưu thông, phải đưa vào mốc thời gian năm 2024 làm sống lại các dòng sông, để nước trong xanh như ở Pháp, Nhật Bản.

Còn đại biểu Phạm Hải Hoa (Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội) bày tỏ thống nhất với chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng, tuy nhiên đại biểu cho rằng người dân khu vực nông thôn cũng có nhu cầu đi lại cao, đề nghị UBND thành phố tiếp tục rà soát có hướng tuyến xe buýt phù hợp tối đa nhu cầu của người dân nông thôn. "Thực tế hiện nay có tuyến xe buýt nhiều khách, có tuyến không kết nối được. Do đó, việc xây dựng nhà chờ, điểm chờ xe buýt cũng phải đảm bảo thẩm mĩ, phù hợp văn hoá từng vùng, gắn với xây dựng nông thôn mới ở địa phương", đại biểu nêu rõ.

Giám sát các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố năm 2023 các đại biểu đều nhận định nên kinh tế hiện nay gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy giảm, sụt giảm sức mua trong nước, xuất khẩu giảm mạnh. Kết quả thu ngân sách năm 2023 đạt 113% là kết quả tốt và là điểm sáng trong bức tranh kinh tế.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội đánh giá, trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước khó khăn, điểm sáng ở Hà Nội là ngành du lịch, dịch vụ tăng, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; thu ngân sách vượt 2 con số… Chỉ ra Hà Nội có điều kiện, tiềm năng để phát triển về công nghệ sinh học, y dược, vật liệu mới, đại biểu đề xuất thành phố Hà Nội có cơ chế chính sách đột phá để thu hút các nhà khoa học phát triển công nghệ này; hướng tới mục tiêu Hà Nội đi đầu cả nước và khu vực về phát triển công nghệ AI, công nghệ về dược mỹ phẩm…

Cũng tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu cho rằng nhiệm vụ chỉ tiêu trong thời gian tới nặng nề, trong bối cảnh khó khăn, chúng ta phải nỗ lực từ đầu năm. Hiện nay, các địa phương gặp khó khăn về thu thuế, thu tiền sử dụng đất dự án, tình hình đấu giá…, đề xuất thành phố hỗ trợ các địa phương để tháo gỡ các khó khăn này, nhất là phục hồi thị trường bất động sản.

Bàn các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường các dòng sông -0
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến phát biểu thảo luận tại tổ

Phát biểu trong thảo luận tại tổ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh những nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị thành phố trong hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm bản lề 2023. Trong 23 chỉ tiêu đặt ra, 3 chỉ tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đô thị và tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia vượt chỉ tiêu đặt ra.

Tuy nhiên, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ nhấn mạnh, với tốc độ phát triển này, Hà Nội đã tăng so với bình quân cả nước là 1,45 lần và đã vượt lên, tăng trưởng kinh tế cao hơn TP. Hồ Chí Minh và một số thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2023, trong các cuộc giao ban với lãnh đạo các sở ngành, quận huyện, Thường trực Thành ủy đã lựa chọn nhằm tìm giải pháp xử lý các lĩnh vực nóng bỏng hiện nay về nước sạch, thu gom rác thải, phòng chống cháy nổ, cải cách hành chính, quản lý đất đai, các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn…

Để triển khai triển khai nhiệm vụ năm 2024, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ đề nghị, HĐND thành phố tiếp tục giám sát, đôn đốc thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố; tập trung hoàn hành các tuyến đường vành đai 1, 2, 2.5, 3…; đẩy nhanh thực hiện đề án quản lý tài sản công, xây dựng chung cư cũ; tiếp tục quan tâm vấn đề nước sạch cho người dân, tránh xảy ra việc như thiếu nước sạch tại khu đô thị Thanh Hà; rà soát lại các lĩnh vực đơn giá định mức quá thấp so với yêu cầu hoặc chưa có đơn giá định mức… 

Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Chuyển động

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân

Hàng năm, Đảng ủy, UBND phường xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; duy trì thực hiện mô hình Buổi sáng với Nhân dân - Chủ tịch UBND phường tiếp công dân thường xuyên (từ 7 giờ 15 phút - 8 giờ 15 phút) các ngày làm việc trong tuần. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đối thoại với dân để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính…

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững
Chuyển động

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững

Theo Nghị quyết về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, HĐND tỉnh nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, rủi ro thông qua tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (BĐKH); triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, bảo đảm chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, an toàn, bền vững…

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ
Chuyển động

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần bổ sung nội dung những quy định chính của hoạt động giám sát qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó, nên quy định ít nhất thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 2 lần và thời điểm là năm thứ hai hoặc thứ ba của nhiệm kỳ đối với lần thứ nhất, năm cuối đối với lần thứ hai. Làm như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ quan trọng, đáng tin cậy để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động
Chuyển động

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động

Ngày 11.9, Thường trực HĐND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND tỉnh các cấp trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh đến 11 huyện, 204 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. 

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý
Chuyển động

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý

Kế thừa và phát triển pho lịch sử vẻ vang từ thuở khai hoang mở cõi, miền đất giao thoa, hội tụ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, truyền thống của một “miền Đông gian lao mà anh dũng”, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn xác định lấy chất lượng cuộc sống người dân làm mục tiêu phấn đấu và coi đây là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Là cái “nôi” công nghiệp, điểm sáng - lá cờ đầu cả nước về thực hiện chương trình nông thôn mới, Đồng Nai luôn theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương
Chuyển động

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương

Ngày 30.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, đã diễn ra Kỳ họp chuyên đề Lần thứ 8, HĐND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà đồng chủ tọa kỳ họp.

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22
Chuyển động

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22

Chiều 29.8, HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng
Chuyển động

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng

Sáng 29.8, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) nhằm xem xét các nội dung thuộc thẩm quyền, kịp thời giải quyết những nội dung, công việc mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống dân sinh. Đồng thời, triển khai, thực hiện chủ truơng sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ
Chuyển động

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ

Ngày 28.8, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ trong các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2022 - 2024 tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.