Hà Nội lạ mà quen

Hà Nội cổ kính và hiện đại, linh thiêng và hào hoa là nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều thế hệ nghệ sĩ. Mỗi người có cách cảm nhận và biến ảo thành phố nghìn năm tuổi này theo cách riêng. Với họa sĩ Tạ Huy Long, Hà Nội một thời chưa xa trong ký ức của cậu bé lớn lên trong ngôi nhà ở phố cổ đã được thể hiện lung linh, huyền ảo trong truyện tranh Cửa sổ.


Cửa sổ như cuốn nhật ký bằng tranh của một cậu bé sống trong khu phố cổ Hà Nội vào thời bao cấp, những năm 1980. “Giống như bao trẻ em khác thời bấy giờ, tôi chỉ đi học một buổi, buổi còn lại bị nhốt trong nhà để bố mẹ yên tâm đi làm. Và trong căn phòng tù túng, tôi luôn muốn bắc ghế trèo lên ô cửa sổ để nhìn khoảng không bên ngoài. Thế giới với tôi khi đó chỉ là hình chữ nhật của ô cửa sổ. Khi ở nhà, tôi thường chơi đùa với ánh nắng hiếm hoi hắt ra từ cửa sổ, dùng những chiếc gương chiếu rọi vào góc tối để khám phá ra điều gì đó trong nhà, và thích thú với trò chơi này cả ngày như ở cõi thần tiên. Ánh nắng qua ô cửa còn là chỉ dấu về thời gian, nhìn vạch sáng trên nền nhà tôi có thể biết bố mẹ sắp về hay chưa...”.

Ám ảnh, ước mơ thời bé đã khiến họa sĩ Tạ Huy Long vẽ ra những phác thảo đầu tiên, và dần hình thành truyện tranh Cửa sổ. 82 bức tranh trong tác phẩm được anh vẽ bằng chất liệu tổng hợp, chủ yếu là màu nước. Tuy nhiên, Cửa sổ không kể câu chuyện của một đứa bé, mà thể hiện hình ảnh, đời sống thành phố từ một góc nhìn. “Tôi muốn thấy Hà Nội qua lăng kính khác, muốn lãng mạn hóa cuộc sống khá tù túng thời kỳ ấy. Và hình ảnh con châu chấu xuất hiện xuyên suốt tác phẩm với mục đích chuyển đổi giữa thực và ảo, tạo cho câu chuyện có chút gì quái dị và kỳ lạ. Khi ấy, cửa sổ không chỉ là cánh cửa thông với không gian bên ngoài, mà đã trở thành cánh cửa hứa hẹn về một thế giới khác”.


Cửa sổ mang tới cho người xem một Hà Nội gần gũi, với những hình ảnh vẫn còn đến hôm nay: phố phường náo nhiệt, những ngôi nhà có kiến trúc đặc trưng của phố cổ, mái ngói nhấp nhô, cầu Long Biên. Nhưng đây cũng là một Hà Nội đã xa, bởi khi đó, Bách hóa Tổng hợp Tràng Tiền chưa bị dỡ bỏ, tàu điện vẫn leng keng trên phố, và phương tiện đi lại chủ yếu là xe đạp... “Tôi ghen tị với các họa sĩ, bởi họ có sự điềm tĩnh trong việc chiêm nghiệm về quá khứ, tung tăng trong hoài niệm mà không có rào cản về tâm lý như người viết. Khi viết về đề tài xưa cũ, nhà văn thường bị cho là thiếu tính đương đại” - Nguyễn Trương Quý, nhà văn có nhiều tác phẩm viết về Hà Nội chia sẻ.

Qua nét vẽ của Tạ Huy Long, người xem thấy một hình ảnh Hà Nội chân thực, với khung cảnh, góc phố vẫn có bóng dáng thời phồn hoa, có đường nét mềm mại của mái ngói, những ô cửa. Nhà văn Nguyễn Trương Quý nhận xét: “Họa sĩ đã chọn tứ rất đắt giá là ô cửa sổ, qua đó Hà Nội hiện lên như một thế giới khác biệt với nông thôn xưa. Và chỉ bằng một vài nét vẽ, anh đã thổi vào tranh một cảm giác huyền ảo, mà người viết rất khó truyền tải bằng câu chữ. Các bức tranh sống động, có toàn cảnh, nhưng cũng chi tiết, với từng cái chai, lọ, bếp dầu... đem lại cảm giác chỉn chu, tinh tế. Có thể thấy cảm xúc đã làm nên thành công của tác phẩm này”.

Cửa sổ thể hiện khung cửa sổ có thật của một cậu bé sống trong phố cổ, khi chiến tranh đã chấm dứt nhưng vẫn hiện diện trong đời sống thời bao cấp. Một cửa sổ phục vụ cho đôi mắt của cơ thể và tâm tưởng đã đánh động ký ức mỗi người về Hà Nội, cũng như thôi thúc họ mở cửa sổ của ngôi nhà mình, cửa sổ của tri thức, tâm hồn mình để nhìn ra thế giới xung quanh. Tuy nhiên, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên băn khoăn: “Quá khứ không thay đổi, nhưng hình dung của con người về quá khứ thì thay đổi. Có thể thấy, ký ức của nhiều người về Hà Nội thường rất đẹp, nhưng liệu chúng ta có quá hoài niệm, ăn mày quá khứ, lãng mạn hóa quá khứ? Chúng ta ca tụng cái đẹp của quá khứ, nhưng cũng cần tạo ra cái đẹp của hôm nay và trách nhiệm là của những người đang gắn bó với Hà Nội”.

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.