Hà Nội công bố đường dây nóng phản ánh về lễ hội dịp Tết Giáp Thìn

UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tăng cường công tác quản lý, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và mùa lễ hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Theo đó, các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức lễ hội, Ban Tổ chức lễ hội thực hiện rà soát, lập danh sách các lễ hội; thành lập, phê duyệt quy chế làm việc của Ban Tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban Tổ chức lễ hội, về công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định.

Các địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình, kịch bản lễ hội; kế hoạch bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh; thực hiện tốt công tác an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống cháy, nổ; giữ gìn và bảo vệ các di tích, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và khu vực tổ chức lễ hội.

Hà Nội công bố đường dây nóng phản ánh về lễ hội dịp Tết Giáp Thìn -0
Hà Nội sẽ kiểm tra, giám sát để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín, dị đoan. Ảnh: Nguyễn Thanh

Các địa phương công bố công khai quy hoạch các điểm vui chơi, giải trí trong khu vực lễ hội, thực hiện việc quản lý, đốt vàng mã đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch, đúng mục đích; nghiêm cấm hoạt động đổi tiền lẻ tại các di tích và lễ hội. 

Việc tổ chức sắp xếp các dịch vụ phục vụ du khách phải có biển chỉ dẫn sơ đồ các khu vực trong khuôn viên di tích; sắp xếp hợp lý nơi sắp lễ, giá để đồ lễ, nơi dâng lễ, đốt hương, hóa sớ; xem xét, bố trí hợp lý nơi thắp hương bảo đảm an toàn và phòng, chống cháy nổ cho di tích; có bảng tóm tắt giới thiệu lịch sử, giá trị kiến trúc, văn hóa nghệ thuật của di tích. 

Thành phố khuyến khích mỗi di tích (di tích đơn lẻ hoặc di tích thuộc cụm di tích) chỉ đặt một lư hương chung phục vụ người hành lễ; hướng dẫn khách tham quan và người hành lễ không đặt tiền lễ, tiền công đức lên các bàn thờ hoặc gài tiền lẻ vào đồ lễ, tượng Phật cũng như các hiện vật khác làm ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của di tích; có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường, không xâm hại đến di vật và cảnh quan di tích...

UBND thành phố sẽ thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024 trên địa bàn để xử lý kịp thời những sai phạm, tiêu cực trong hoạt động tổ chức lễ hội, vi phạm Luật Di sản văn hóa, xâm hại di tích và ảnh hưởng đến các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng để lễ hội phát triển lành mạnh, đúng hướng. 

Sở Văn hóa và Thể thao thành lập 2 đoàn kiểm tra, giám sát các hoạt động lễ hội; xử lý nghiêm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng lễ hội để tăng giá, ép giá; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín, dị đoan, kinh doanh thu lợi bất chính và các hoạt động không lành mạnh...  

UBND thành phố chỉ đạo công bố công khai số điện thoại đường dây nóng phản ánh về lễ hội theo số 0965404557. UBND các quận, huyện, thị xã công bố số điện thoại đường dây nóng của đơn vị mình gửi về Sở Văn hóa và Thể thao để tổng  hợp, theo dõi.

Văn hóa

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.