Góc nhìn văn hóa

“Gu” thẩm mỹ

“Gu” (gout) là từ tiếng Pháp, dịch ra tiếng Việt tạm hiểu là sở thích. Ví dụ tôi thích vận trang phục màu sáng, còn bạn thích màu tối. Như vậy “gu” ăn mặc của tôi và bạn trái ngược nhau. Hoặc người này thích ăn đồ ngọt, người kia lại thích của chua. “Gu” ăn uống của hai người cũng đối ngược. Lại nữa, hai chị em nhưng chị ưa xài mỹ phẩm Thái Lan trong khi em lại thích đồ Hàn Quốc…

Riêng trong thưởng thức nghệ thuật, cái đẹp, sở thích còn được gọi là gu thẩm mỹ. Người có sở thích cao, sang, sành sỏi, tinh tế (bon gout), người có sở thích tầm thường (mauvais gout). Gu phụ thuộc vào nhận thức, sự hiểu biết, nhiều khi là trình độ văn hóa. Người có “bon gout” thích những gì đẹp nhưng giản dị mà phong phú, tinh tế, hài hòa, biết lựa nơi mình xuất hiện, công việc mình làm để chọn trang phục phù hợp. Ví như một cô giáo có gu tốt sẽ biết chọn những bộ áo quần khác nhau cho lúc lên lớp, trước học sinh và phụ huynh, khi đi chơi, dự dạ hội hoặc đi nghỉ mát, tắm biển… Một nghệ sĩ biết cách chọn trang phục phù hợp với mỗi công chúng khác nhau, như trước thanh niên trẻ phải khác người có tuổi, trước bà con nông dân không thể giống khi diễn ở các tụ điểm nơi thành phố… Ngược lại, người có “mauvais gout” sẽ thích cách ăn mặc sặc sỡ, cầu kỳ, phô trương, rườm rà, ví như quần màu đỏ chói đi với áo xanh lá mạ kèm chiếc khăn quàng trắng toát...

Có những ngôi nhà thiết kế quá nhiều đường nét, rối mắt với mặt tiền tạo nên hình mặt trời tóe ra nhiều tia nắng, rồi hoa hoét, lại sơn tường màu hồng hoặc xanh thẫm. Trông rất nhức mắt. Trong nhà, trang trí tranh ảnh sặc sỡ cùng những đồ vật mang tính phô trương như rượu Tây bày trong tủ, ảnh chủ nhà chụp cùng những nhân vật tiếng tăm…

Đọc tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, ta không thể quên đoạn tác giả miêu tả việc bài trí phòng khách của nhân vật Nghị Quế. Sự pha trộn kệch cỡm, thô thiển giữa những đồ dùng đắt tiền thời Tây cốt khoe khoang sự giàu có với những đồ cổ truyền thống, tạo nên sự lộn xộn, chướng mắt, thể hiện một gu thẩm mỹ rất thấp kém.

Tại Thủ đô Hà Nội, vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn có chăng đèn, kết hoa tại các đường phố lớn. Việc này là cần thiết, không thể thiếu. Nhưng những người chủ trì đã bộc lộ gu thẩm mỹ tầm thường khi tạo nên những chùm đèn hoa quá rườm ra, gây rối mắt. Cờ, phướn nhiều khi quá mức cần thiết. Trong việc này rất cần những nhà thiết kế có gu thẩm mỹ cao, để tạo nên diện mạo phố phường đẹp một cách trang trọng, có văn hóa, xứng với vị thế Thủ đô nghìn năm văn hiến. 

Gu (sở thích) là một biểu hiện rất rõ của văn hóa, vậy nên không thể xem nhẹ! 

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.