Giá trị di sản văn hóa triều Nguyễn

Ngày 31.10, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học "Giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn", có sự tham gia của các chuyên gia, nhà văn hóa, nhà nghiên cứu.

Theo TS. Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, vùng Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế đã có lịch sử lâu đời, đặc biệt hơn 700 năm hình thành và phát triển. Kể từ năm 1306, đây là nơi hội tụ, giao lưu, tiếp biến văn hóa lâu đời từ phương Bắc di cư vào, tiếp thu một số yếu tố văn hóa phương Nam bản địa, văn hóa Champa để tạo nên một bản sắc văn hóa riêng - văn hóa Huế.

Giá trị di sản văn hóa triều Nguyễn -0
Ngọ Môn, Đại Nội Huế. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế

Đạt được đỉnh cao đó, vùng đất này đã trải qua một quá trình lâu dài hình thành và phát triển, đặc biệt là thời các chúa Nguyễn, Tây Sơn và triều Nguyễn. Các thế hệ đi trước đã để lại một di sản văn hóa vô cùng đồ sộ bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể, mà ngày nay các giá trị đã được thế giới tôn vinh và công nhận.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu tập trung thảo luận làm rõ những giá trị tiêu biểu của văn hóa thời Nguyễn; ảnh hưởng của văn hóa thời Nguyễn đến con người Huế; bảo tồn, phát huy giá trị to lớn của văn hóa thời Nguyễn đối với quá trình hội nhập và phát triển.

Là cố đô của vương triều Nguyễn, tại Huế lưu giữ phần lớn những di sản văn hóa quan trọng nhất mà vương triều này để lại, cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Nổi bật là quần thể công trình kiến trúc thành quách, lăng tẩm, phủ đệ, đàn miếu, chùa chiền; lễ hội cung đình, nhã nhạc cung đình, múa cung đình, ca Huế; ẩm thực Huế, hệ thống sử liệu…

Thời gian qua, bằng nguồn lực từ Trung ương đến địa phương cũng như sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế đạt được những thành tựu to lớn, nổi bật nhất là việc đưa di sản cố đô Huế từ tình trạng "cứu nguy khẩn cấp” sang thời kỳ “ổn định và phát triển bền vững”. Việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa luôn gắn với quá trình khai thác, phát huy, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực miền Trung, trọng tâm là kinh tế du lịch, dịch vụ.

Tuy nhiên, một số ý kiến tại Hội thảo cho rằng, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản thời Nguyễn vẫn còn hạn chế. Địa phương chưa có chính sách toàn diện và hài hòa với việc nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Thiếu đội ngũ chuyên gia bảo tồn di tích chuyên nghiệp. Nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn, tu bổ chưa đáp ứng nhu cầu thực tế…

Văn hóa

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.