Góc nhìn văn hóa

Duy tình

Người Việt Nam sống nặng về tình cảm hơn là lý trí, tức duy tình hơn duy lý. Nhiều câu thành ngữ nói lên điều này: “Chín bỏ làm mười”, “Ăn ở như bát nước đầy”, “Đóng cửa bảo nhau”… Hoặc ông cha ta vẫn răn dạy: “Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”. Bao giờ các cụ cũng lấy cái tình làm trọng, đặt tình cảm lên trên tất cả. Cực chẳng đã mới phải dùng đến lý lẽ. Khi hai nhà là hàng xóm có va chạm, xích mích dẫn đến cãi lộn, ẩu đả, thường mọi người vẫn khuyên: “Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau. Bán anh em xa, mua láng giềng gần”.

Thời kỳ đế quốc Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhiều máy bay của họ bị ta bắn rơi, nhiều phi công bị bắt. Trước đó, họ trút bom triệt hạ nhiều làng mạc, thành phố gây nên sự chết chóc, thương vong cho bà con ta. Hẳn nhiên, ai cũng sôi sục căm thù. Vậy mà khi giặc lái Mỹ bị rơi xuống, chứng kiến cảnh họ chắp tay van xin ta không giết, nhiều người động lòng thương, đã nương tay, tha bổng. Đó chính là cái “duy tình” đã ngấm vào máu người Việt.

Pháp luật nước ta cũng có quy định giảm nhẹ hình phạt đối với người phạm tội chủ động đầu thú, thành khẩn khai báo. Khoan hồng luôn là biện pháp được coi trọng, áp dụng trong rất nhiều trường hợp phạm tội không cố ý và tội nhân tỏ rõ sự ăn năn, hối cải. Hàng năm, cứ đến dịp kỷ niệm Quốc khánh (2.9) Nhà nước ta lại ân xá nhiều tù nhân… 

Điều này đương nhiên là tốt đẹp, nhân văn, cần được phát huy. Nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng, với mức độ cần thiết chứ không thể lạm dụng, thậm chí coi nhẹ, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến việc thực thi công lý. Bởi trong một số trường hợp, chính vì yếu tố duy tình dẫn đến những hệ lụy không nhỏ, không có lợi trong việc trấn áp tội phạm, duy trì kỷ cương, trật tự xã hội.

Nhiều chế tài của ta còn quá nhẹ, không tương xứng với mức độ phạm tội. Nhiều cán bộ thực thi công vụ đã vì nể nang mà bỏ qua nhiều hành vi phạm pháp của những kẻ vô ý thức, cố tình vi phạm. Việc buông lỏng quản lý, thực thi pháp luật không nghiêm đang diễn ra ở nhiều nơi. Tình trạng nhờn luật, kỷ cương bị coi thường không hẳn do người có trách nhiệm tha hóa, biến chất, tiêu cực, chung lợi ích với kẻ xấu, mà rất nhiều khi chỉ do sự dè dặt, ái ngại, không nỡ xử lý, tức là “duy tình”. Với suy nghĩ hạn hẹp, người có trách nhiệm xử lý đã rất có tình với kẻ có lỗi, có tội, nhưng sâu xa hơn, họ lại không có tình với cộng đồng, với xã hội, vì đã tiếp tay cho tội phạm phá hoại đất nước một cách vô ý thức.

Vậy nên, tất cả vẫn phải tuân thủ khẩu hiệu: Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tức là phải đề cao duy lý, chứ không thể chỉ duy tình.

Văn hóa

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.