Nắm rõ đặc điểm của cây và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc
Mùa sầu riêng ở Tây Nguyên bắt đầu từ tháng 4 đến hết năm. Năm nay, Tây Nguyên bước vào mùa sầu riêng với nhiều điều kiện thời tiết bất thuận. Nhiều vườn xảy ra hiện tượng rụng quả non với tỷ lệ rất cao, có khi lên đến trên 50%.
Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng 30 - 35 độ C ngay giữa mùa mưa chính là yếu tố tác động lớn nhất gây ra hiện tượng rụng quả non hàng loạt này. Dù vậy, với những vườn được chăm bón đúng kỹ thuật, cây sầu riêng khỏe, thì hiện tượng rụng quả non này mặc dù vẫn xảy ra nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và không ảnh hưởng đến năng suất về sau.
Ông Nguyễn Thanh Tín, một nông dân có nhiều năm kinh nghiệm trồng sầu riêng ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk cho biết, năm 2023 thời tiết nắng nóng hơn mọi năm đã ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, gây sốc nhiệt cho cây. Vườn của ông Tín cũng bị hiện tượng này. Tuy nhiên, với sự hiểu biết của mình, ông Tín đã chủ động điều tiết nước tưới, xịt thuốc, bón phân để cường sức cho cây, giúp cây tránh sốc nhiệt. Do đó, vườn cây gia đình ông vẫn giữ được lượng quả đủ cho mùa vụ này.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, năm 2023 thời tiết có thay đổi so với mọi năm đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây sầu riêng. Như trong giai đoạn cây sầu riêng siết nước làm bông, cần nhiệt độ cao để phân hóa mầm hoa thì thời tiết lại lạnh kéo dài. Hay trong giai đoạn mùa khô Tây Nguyên (từ tháng 11 - tháng 4), cây cần độ ẩm thấp để phân hóa mầm hoa thì trời lại xuất hiện mưa phùn khiến độ ẩm tăng cao, gây ảnh hưởng, khiến cây ra hoa không đều. Sau khi cây ra hoa xổ nhụy xong, nhiệt độ lại tăng cao bất thường, nên cũng đã ảnh hưởng làm tăng tỷ lệ rụng quả non của cây. Vì vậy, quá trình canh tác, bà con cần nắm rõ đặc điểm sinh lý của cây sầu riêng và linh hoạt áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc sẽ hạn chế được hiện tượng rụng trái non hàng loạt, bảo đảm năng suất của vườn cây.
Đồng thời, sau khi thu hoạch xong (thường là tháng 9, tháng 10 dương lịch), bà con nông dân cần chú ý, nhanh chóng cung cấp dinh dưỡng phục hồi vườn cây, giúp cây có đầy đủ bộ lá, bộ khung vững chắc bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng nuôi quả trong suốt thời kỳ sau khi ra hoa, xổ nhụy, đậu quả.
Phân bón Đầu Trâu cung cấp dinh dưỡng từ khi ra hoa đến khi nuôi quả
Các nhà khoa học khuyến cáo, nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng khá cao. Trong các chất dinh dưỡng cây cần thì kali được cây hấp thụ nhiều nhất, cao gấp 2 lần đạm và gấp 10 lần lân. Nhất là giai đoạn nuôi quả, nếu thiếu dinh dưỡng đường bột sẽ gây rụng quả non và sượng quả.
Đặc biệt, hiện nay sầu riêng Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà đã được xuất khẩu ra nước ngoài nên việc nâng cao giá trị thương phẩm cho quả sầu riêng là rất cần thiết và quan trọng. Việc canh tác sầu riêng sẽ đòi hỏi nhà vườn cần tuân thủ nhiều tiêu chí khắt khe hơn.
Ở giai đoạn từ khi ra hoa đến nuôi quả, nông dân cần chú ý không để cây ra đọt non trong giai đoạn mang hoa đậu quả sẽ xảy ra cạnh tranh dinh dưỡng gây rụng, sượng quả. Cung cấp dinh dưỡng khoáng đúng loại và đúng lúc.
Cụ thể, giai đoạn từ khi ra hoa đến khi đậu quả, phun phân bón lá Đầu Trâu MK 15 - 5 - 40 hoặc Đầu Trâu Kali Bo. Giai đoạn từ khi đậu quả đến khi quả bắt đầu lớn nhanh, tiến hành bón phân Đầu Trâu NPK 16-16-16+TE. Giai đoạn từ khi quả bắt đầu lớn nhanh đến trước khi quả có kích thước ổn định, tiến hành bón phân Đầu Trâu AT3. Giai đoạn quả đã trưởng thành (khi trái đạt kích thước ổn định), tiến hành bón phân Đầu Trâu nuôi quả.