Đôi bên cùng có lợi

Khách hàng gửi tiền tiết kiệm rút trước hạn từ ngày 1.8.2022 sẽ được áp dụng mức lãi suất thỏa thuận chứ không tính theo lãi không kỳ hạn ở mức thấp nhất như hiện nay. Đây là quy định mới không chỉ có cho khách hàng. 

Hiện nay, việc gửi tiền tiết kiệm dài hạn ở ngân hàng đang mang lại khá nhiều lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, cũng không ít khách hàng không lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm dài hạn bởi tâm lý sợ cần tiền đột xuất nên lựa chọn kỳ hạn gửi ngắn, tránh rút trước hạn gây mất lãi. Bởi, hầu hết các khoản tiền rút trước hạn sẽ chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn, đây là mức lãi suất tiền gửi thấp nhất tại ngân hàng. Lãi suất không kỳ hạn hiện nay đang ở mức gần 0%, dao động từ 0,1 - 0,3%/năm, nên có thể nói nếu cần tiền đột xuất mà rút và bị tính lãi không thời hạn thì coi như không còn bao nhiêu lãi. Thực tế, không ít trường hợp người gửi tiền vì có việc gấp nên phải "phá" sổ tiết kiệm và mất trắng tiền lãi, hoặc phải cầm cố sổ để vay lại ngân hàng hoặc mượn người khác khi có việc cần vì không muốn chịu thiệt khi rút trước hạn sổ tiết kiệm.
Sổ tay: Đôi bên cùng có lợi,Đôi bên cùng có lợi
Từ ngày 1.8.2022 sẽ áp dụng mức lãi suất thỏa thuận

Để giải quyết vấn đề này, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 04/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ 1.8.2022 quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, trường hợp khách hàng rút trước hạn toàn bộ tiền gửi, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm rút trước hạn. Trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi, với phần tiền gửi rút trước hạn, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm rút trước hạn tiền gửi. Đối với phần tiền gửi còn lại, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất đang áp dụng với khoản tiền gửi rút trước hạn một phần.

Bên cạnh đó, thông  tư này cũng quy định áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi với 4 hình thức gồm tiết kiệm có kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn; chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành; các hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn khác theo quy định tại luật các tổ chức tín dụng

Như vậy, một trong những điểm mới đáng chú ý tại Thông tư số 04/2022/TT-NHNN là cho phép khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi có kỳ hạn và chỉ phần rút trước hạn này phải chịu lãi suất không kỳ hạn, phần tiền gửi còn lại được ngân hàng giữ nguyên mức lãi suất đang áp dụng (quy định hiền hành không cho phép rút một phần tiền gửi). Có thể thấy, so với quy định hiện hành, cách tính lãi khi rút trước hạn một phần khoản tiền gửi tại Thông tư số 04/2022/TT-NHNN sẽ giúp người gửi tiền có lợi hơn và sẽ tạo tâm lý an tâm lựa chọn những kỳ hạn gửi dài có lãi suất cao hơn. Đồng thời, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng phát triển các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Pháp luật

Tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ Mít tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9.11
Pháp luật

Lan tỏa tinh thần quyết tâm đổi mới

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp, năm 2024, ngày Pháp luật Việt Nam tiếp tục được phát huy triển khai mạnh mẽ, sâu rộng, sâu sắc, thực chất hơn; tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội ngày càng thấm đẫm, lan tỏa tới mọi tầng lớp, từng người dân.

Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nhằm thúc đẩy tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả
Pháp luật

Thực chất và hiệu quả

Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm góp phần thúc đẩy tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả; giúp quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, người dân được bảo đảm, thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo về công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân, do Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) vừa tổ chức.

Các tác giả, nhóm tác giả đạt thành tích cao trong cuộc thi video clip "Thanh niên Quân đội xung kích thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật" Ảnh: Quang Huy
Pháp luật

Tổng cục Chính trị sơ kết thực hiện Đề án 1371

Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021 - 2024) thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371).

Khởi tố vụ án gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản xảy ra tại Công ty Hưng Thịnh
Tin tức

Khởi tố vụ án gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản xảy ra tại Công ty Hưng Thịnh

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 9 bị can do khai thác khoáng sản vượt trữ lượng, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn tài nguyên và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) .

Bộ pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu quy định pháp luật hữu ích cho người dân, doanh nghiệp
Pháp luật

Bộ pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu quy định pháp luật hữu ích cho người dân, doanh nghiệp

Với 45 chủ đề, 271 đề mục được sắp xếp khoa học, Bộ pháp điển Việt Nam vừa được Bộ Tư pháp công bố là một công trình công phu, đồ sộ nhưng lại sử dụng dễ dàng và hoàn toàn miễn phí. Đây là công cụ tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật hữu ích cho người dân, doanh nghiệp.

Bộ Công an chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông
Pháp luật

Bộ Công an chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Tham vấn sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP
Pháp luật

Tham vấn sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP

Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 năm 2024; Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo Tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26.4.2019 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tại TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại tỉnh Cao Bằng
Pháp luật

Tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại tỉnh Cao Bằng

Để hỗ trợ quán triệt, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu thực hiện nhiệm vụ này tại địa phương, trên cơ sở đề xuất của Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng, TS. Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp đã tham dự, trực tiếp làm báo cáo viên tại Hội nghị tập huấn do Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng tổ chức.