Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Chiều 19.4, Đoàn công tác của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi làm việc

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 11.033 tuyến giao thông đường bộ với tổng chiều dài 8.480km. Trong đó có tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan với chiều dài 127km; 4 tuyến Quốc lộ qua địa bàn với tổng chiều dài 485,26km.

Đối với dự án Luật Đường bộ, báo cáo với Đoàn khảo sát, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Anh Tuấn đã thông tin các nội dung khái quát, cũng như chỉ ra một số bất cập khi thực hiện công tác quản lý. Trong đó, do lịch sử để lại, một số đoạn vẫn tồn tại nhiều công trình dân dụng của Nhân dân, nhiều trường hợp công trình dân dụng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ, nhưng việc bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng (GPMB) gặp rất nhiều khó khăn do không có nguồn vốn để thực hiện triệt để.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu tại buổi làm việc
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu tại buổi làm việc

Bên cạnh đó, theo địa phương, văn bản quy phạm pháp luật về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tuy mới ban hành nhưng còn có nhiều bất cập; giá tài sản, vật kiến trúc, cây cối hoa màu bồi thường chưa phù hợp, nhất là đối với các loại cây lâu năm có thu nhập kinh tế cao. Cùng với đó, giá bồi thường về đất, nhất là đất ở, đất trồng rừng sản xuất, mặc dù đã có điều chỉnh hàng năm, nhưng giá bồi thường còn thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Do đó, công tác vận động, giải thích cho người bị ảnh hưởng GPMB gặp nhiều khó khăn.

Liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng dự án đường bộ cao tốc, địa phương đề nghị có cơ chế phân bổ nguồn để đầu tư các đoạn đường kết nối liên hoàn giữa cao tốc với Quốc lộ 1, vừa tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận lên xuống cao tốc, tăng hiệu quả đầu tư của Dự án vừa hỗ trợ giải quyết được các kịch bản ùn tắc giao thông trong phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn.

Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Chuyên trách tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Sửu thảo luận tại buổi làm việc
Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Sửu thảo luận tại buổi làm việc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương cũng nhấn mạnh, cao tốc Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan là tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch quốc gia khi phương tiện 63 tỉnh thành lưu thông Bắc - Nam đều qua đây, khác rất nhiều với các cao tốc giữa 2 - 3 tỉnh. Do vậy, địa phương đề nghị sớm đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch để xứng tầm là trục giao thông huyết mạch quốc gia, trước mắt là 4 làn xe, có dải phân cách cứng, có làn dừng khẩn cấp và đồng bộ các thiết chế quản lý cao tốc, như: camera giám sát tốc độ, điện chiếu sáng, sóng viễn thông,..

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương phát biểu tại buổi làm việc
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương phát biểu tại buổi làm việc

Đối với dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Đại tá Hồ Xuân Phương cho biết, qua thực hiện công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, nhất là tại vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày 18.2.2024, đơn vị nhận thấy còn một số bất cập về cơ sở, hạ tầng, tổ chức giao thông cần tập trung giải quyết, tháo gỡ.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Anh Tuấn báo cáo tại buổi làm việc
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Anh Tuấn báo cáo tại buổi làm việc

Cụ thể, một phần cao tốc Cam Lộ - La Sơn có 2 làn xe cho phép tốc độ tối đa 80km/h, không có giải phân cách cứng, đường hẹp, phương tiện vượt dễ gây tai nạn; có hiện tượng nhập hai làn thành một làn như “nút cổ chai”; đường lên xuống đồi dốc, nhiều khúc cua tay áo; trên tuyến cũng thiếu hệ thống giám sát tốc độ, phần đường, làn đường; không có làn đường khẩn cấp, thiếu nhiều điểm dừng khẩn cấp, không có hệ thống đèn chiếu sáng, sóng điện thoại chập chờn, thiếu trạm đổ xăng, trạm dừng nghỉ.

Đại tá Hồ Xuân Phương, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi làm việc
Đại tá Hồ Xuân Phương, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi làm việc

Về quá trình xử lý vi phạm nồng độ cồn, địa phương đề nghị sửa đổi một số nội dung liên quan đến việc tạm giữ phương tiện nhằm giảm áp lực cho việc quản lý, bảo quản, bảo vệ phương tiện trước thực tế nhiều chủ xe bỏ phương tiện thay vì đến nộp phạt để lấy phương tiện về. Địa phương cũng kiến nghị hoàn thiện một số quy định trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có các quy định về hành vi bị nghiêm cấm, bảo vệ trẻ em tham gia giao thông đường bộ, đấu giá biển số, phân hạng giấy phép lái xe, điểm giấy phép lái xe, quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông…

Đại biểu thảo luận tại buổi làm việc
Đại biểu thảo luận tại buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Minh Đức ghi nhận những ý kiến đóng góp có giá trị thực tiễn của tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời, đề nghị ngành giao thông có những giải pháp cấp bách và cụ thể tại từng địa phương để bảo đảm an toàn cho phương tiện tham gia giao thông. Ủy ban Quốc phòng và An ninh sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, hoàn chỉnh các nội dung của hai dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua, bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và có tính dự báo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước.

Các đại biểu thảo luận tại buổi làm việc
Các đại biểu thảo luận tại buổi làm việc

Trước đó, sáng cùng ngày, Đoàn công tác Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã khảo sát thực tế nút giao Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) và làm việc với UBND huyện Phong Điền nhằm khảo sát, tìm hiểu những vướng mắc của địa phương, phục vụ hoàn thiện dự thảo Luật. 

Chính trị

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức
Theo dòng sự kiện

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức

Chiều 22.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cánh tả Đức do ông Maximilian Schirmer, Phó Chủ tịch Đảng làm Trưởng Đoàn, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam và tham dự Đối thoại lần thứ năm giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.