Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm việc tại Đà Nẵng

Ngày 25.2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tạ Đình Thi làm Trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).

Cùng tham dự có: ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng Nguyễn Duy Minh; Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Quang Nam cùng lãnh đạo các sở, ngành của Đà Nẵng.

Theo báo cáo của UBND TP. Đà Nẵng, trong quy hoạch của thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, quy hoạch xây dựng nhà ga hành khách mới tại xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang); nhà ga phục vụ đường sắt quốc gia và đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Trong đó, giai đoạn 1 xây dựng nhà ga mới cách ga Đà Nẵng hiện hữu về phía Hà Nội khoảng 4,2km để di dời nhà ga Đà Nẵng nhằm tái phát triển khu vực nội đô; giai đoạn 2, dự án sẽ dời tuyến ga, đường sắt khu vực Đà Nẵng theo quy hoạch.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm việc với UBND TP. Đà Nẵng

Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm việc với UBND TP. Đà Nẵng

Đánh giá về sự kết nối giữa đường sắt và các phương thức vận tải khác như đường bộ, đường thủy, cảng biển, sân bay, đại diện Sở Giao thông Vận tải TP. Đà Nẵng cho rằng, hiện thành phố có ba ga đều nằm trong khu vực nội đô. Do đó, các ga này chủ yếu vận chuyển hành khách, còn vận chuyển hàng hóa thì gặp khó khăn do phải trung chuyển bằng xe tải nhẹ, đi ngoài giờ cao điểm để vào đô thị. Về đường thủy, việc kết nối các ga với cảng nước sâu Tiên Sa và các cảng tại khu vực dịch vụ hậu cần cảng còn khó khăn. Về đường không thì giữa ga và sân bay khá gần, thuận lợi cho việc kết nối giao thông hành khách.

Liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi dân sinh qua đường sắt, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp như: tổ chức phân luồng giao thông để đóng các lối đi dân sinh; đầu tư xây dựng đường gom dọc đường sắt kết nối giao thông đến các đường ngang hợp pháp làm cơ sở để đóng các lối đi dân sinh.

Đến nay, thành phố đã tổ chức đóng 54/63 lối đi dân sinh, ngoài ra đã kịp thời phát hiện, tổ chức phối hợp với Công an, địa phương và các đơn vị ngành đường sắt đóng ngay các trường hợp phát sinh mới theo quy định.

Để xóa bỏ các lối đi tự mở còn lại trên địa bàn thành phố, lập lại hành lang an toàn đường sắt theo Nghị định số 65/2018/NĐ-CP hoàn thành trước năm 2025, địa phương đã phối hợp ngành đường sắt rà soát, đề xuất xây dựng đường gom, đường ngang kết nối giao thông suốt để làm cơ sở đóng các lối đi dân sinh.

Đại diện các sở, ngành của Đà Nẵng cũng đã đóng góp ý kiến cụ thể với dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi). Cụ thể, tại Điều 6 về ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt, có ý kiến đề nghị, cần bổ sung rõ loại hình doanh nghiệp nào (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp liên kết quốc tế) được hưởng ưu đãi cụ thể nào để tránh việc áp dụng không đồng đều.

Tương tự, tại Điều 7 về quy hoạch mạng lưới đường sắt và quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt, cần quy định chi tiết hơn vai trò địa phương; Điều 8 về hợp tác quốc tế về đường sắt, cần tập trung nhiều hơn vào các tuyến đường sắt xuyên biên giới và kết nối giữa các cảng biển quốc tế để thúc đẩy thương mại và giao thông vận tải khu vực.

khao-sat.jpg

Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường kiểm tra một tuyến đường ngang dân sinh tại Đà Nẵng

Với Điều 23, về đầu tư xây dựng công trình đường sắt, ngoài quy định trong Luật Đường sắt, có ý kiến đề nghị, nên có một quy trình rõ ràng về thẩm quyền và trách nhiệm khi giao cho một địa phương chủ trì lập đề xuất. Đồng thời, cần có quy định về thời gian và các bước tiến hành cũng như cơ chế giải quyết nếu có sự không đồng thuận giữa các địa phương.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Quang Nam cho biết, đường sắt qua địa bàn Đà Nẵng khá đặc thù, đã “chia đôi” nhiều khu vực (2 quận Thanh Khê và Cẩm Lệ). Sắp tới, khi quy hoạch đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tính toán quy hoạch lại để không còn cắt ngang qua thành phố. Lúc đó, đường ngang, đường cắt ở các khu vực dân sinh sẽ không còn nữa. Do đó, kỳ vọng việc Quốc hội thông qua dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) lần này sẽ giải quyết được những khó khăn, vướng mắc lâu nay, để ngành đường sắt phát triển.

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng nhấn mạnh, khi Luật ban hành cần có ngay Nghị định hướng dẫn đi kèm, không để kéo dài thời gian gây khó khăn cho việc thực hiện. Đồng thời, kiến nghị Bộ Xây dựng và Chính phủ sớm đầu tư xây dựng nhà ga mới ở Hòa Vang, bởi đây là vấn đề cốt lõi để thành phố nhằm tổ chức lại giao thông, đô thị.

“Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) cần làm rõ những ưu đãi về đất đai, bởi hiện nay thành phố đang rất vướng về nội dung này. Chúng tôi rất kỳ vọng, mong chờ Luật Đường sắt (sửa đổi) lần này bởi trong thời gian đến, đường sắt sẽ là “xương sống” của Đà Nẵng. Nếu không kịp thời tổ chức giao thông đường sắt đô thị sẽ rất khó phát triển, còn đường bộ đã bắt đầu có tình trạng tắc đường”, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng kiến nghị.

ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải đánh giá, Đà Nẵng có tầm nhìn chiến lược trong phát triển đường sắt địa phương khi di dời ga Đà Nẵng hiện hữu ra khỏi khu vực trung tâm. Đây là bước đi táo bạo, thể hiện tầm nhìn xa khi vừa tái phát triển đô thị, vừa chuẩn bị hạ tầng để kết nối với tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong tương lai. Các ý kiến, kiến nghị từ Đà Nẵng có sức nặng và độ tin cậy cao, bởi đều xuất phát từ thực tiễn sinh động và tầm nhìn dài hạn.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của UBND TP. Đà Nẵng, đại diện các sở, ngành địa phương liên quan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho biết, đất đường sắt là giao đất không thu tiền nhưng việc khai thác vẫn chưa được hiệu quả như mong muốn.

Do đó, cần có một "đòn bẩy" và được quy định ngay trong Luật, nếu không hiệu quả sẽ phải thu hồi hoặc chuyển giao cho đơn vị khác. Phó Chủ nhiệm UB Tạ Đình Thi đề nghị, cần đánh giá kỹ hơn những khó khăn, vướng mắc trong thực thi Luật Đường sắt hiện hành. Và trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), cần nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể với các luật khác liên quan, từ đó có kiến nghị, sửa đổi đồng bộ. Đối với những kiến nghị của Đà Nẵng, đề nghị Bộ Xây dựng và UBND TP. Đà Nẵng, Sở Xây dựng thành phố phối hợp để xử lý.

+ Trước đó, sáng cùng ngày, Đoàn khảo sát đã kiểm tra thực địa tại một số điểm giao cắt giữa đường sắt và đường ngang dân sinh; kiểm tra việc quản lý, vận hành Ga Đà Nẵng cũng như kế hoạch di dời nhà ga ra khỏi khu vực nội đô.

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành các Nghị quyết của Quốc hội

Ngay sau khi được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết: Nghị quyết số 187/2025/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nghị quyết số 188/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết số 192/2025/QH15 về bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Ra mắt Trung tâm Dữ liệu quốc gia
Chính trị

Ra mắt Trung tâm Dữ liệu quốc gia

Ngày 25.2, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức lễ ra mắt Trung tâm Dữ liệu quốc gia. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc dự buổi lễ. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi lễ.

Rà soát tổ chức cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu 80 năm Quốc hội Việt Nam
Chính trị

Rà soát tổ chức cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu 80 năm Quốc hội Việt Nam

Chiều 25.2, Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội đã làm việc với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh rà soát công tác triển khai tổ chức cuộc thi trắc nghiệm tương tác trực tuyến tìm hiểu về 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam. Phó Chủ nhiệm Tạ Văn Hạ chủ trì cuộc làm việc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động phát triển ASEAN
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động phát triển ASEAN

Chiều 25.2, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2025, với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động: Đoàn kết, tự cường, bản sắc, thích ứng linh hoạt, huy động mọi nguồn lực cho phát triển và kết nối ASEAN với thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công xử lý kiến nghị của Tỉnh ủy Bắc Ninh
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công xử lý kiến nghị của Tỉnh ủy Bắc Ninh

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1487/VPCP-QHĐP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc xử lý một số kiến nghị, đề xuất của Tỉnh ủy Bắc Ninh tại Thông báo số 119-TB/VPTW ngày 20.1.2025 của Văn phòng Trung ương Đảng về kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh.

Ủy ban Văn hóa và Xã hội thăm, chúc mừng Bộ Y tế
Chính trị

Ủy ban Văn hóa và Xã hội thăm, chúc mừng Bộ Y tế

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2025), chiều 25.2, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đã tới thăm, chúc mừng Bộ Y tế. Cùng đi có: Phó Chủ nhiệm Nguyễn Hoàng Mai; Ủy viên chuyên trách Lê Văn Khảm.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng các cơ sở y tế
Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng các cơ sở y tế

Sáng 25.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng đoàn công tác của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) và Bệnh viện E (Bộ Y tế), nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2025).

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện phòng, chống lãng phí phải như cơm ăn, nước uống hằng ngày
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện phòng, chống lãng phí phải như cơm ăn, nước uống hằng ngày

Kết luận Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí (Ban Chỉ đạo) được tổ chức trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào sáng 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu nâng cao nhận thức và phải hành động cụ thể, thường xuyên phòng, chống lãng phí, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi người.