Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với 4 bộ, cơ quan về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Phó trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã chủ trì cuộc làm việc với 4 bộ, cơ quan gồm: Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với 4 bộ, cơ quan về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội -0
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì cuộc làm việc. Ảnh: Hồ Long

Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cùng các thành viên Đoàn giám sát và lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…

Cần có cơ chế mở rộng nguồn vốn cho bất động sản

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong giai đoạn 2015 - 2023, NHNN đã điều hành tín dụng với bất động sản bám sát theo chỉ đạo, chủ trương của Chính phủ, phù hợp với các quy định pháp luật.

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với 4 bộ, cơ quan về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội -0
Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Trong đó, triển khai Chương trình 120 nghìn tỷ đồng cho vay chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư, NHNN đã 4 lần công bố lãi suất áp dụng với Chương trình. Hiện nay, mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại áp dụng với chủ đầu tư dự án là 7%/năm, với người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là 6,5%/năm; có 34/63 UBND tỉnh công bố danh mục dự án đủ điều kiện tham gia Chương trình với tổng số 75 dự án, các ngân hàng đã giải ngân 1.344 tỷ đồng.

Cũng theo NHNN, khó khăn, vướng mắc lớn nhất đối với thị trường bất động sản trong thời gian qua là vướng mắc về mặt pháp lý đối với các dự án bất động sản; có sự mất cân đối cung cầu trên thị trường, dư thừa bất động sản phân khúc cao cấp nhưng thiếu hụt nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ phù hợp với nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, trong khi nguồn vốn cho vay đối với lĩnh vực bất động sản thường là dài hạn, chênh lệch về kỳ hạn có thể dẫn tới rủi ro cho hệ thống ngân hàng khi khách hàng không trả nợ đúng thời hạn…

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với 4 bộ, cơ quan về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội -0
Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, theo quy định hiện hành, hệ thống chính sách thuế, phí, lệ phí đối với bất động sản thời gian qua đã cơ bản bao quát đầy đủ các khoản thu liên quan đến bất động sản phát sinh. Qua đó đã góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, hạn chế đầu cơ, phát triển thị trường bất động sản minh bạch, bền vững, tạo nguồn thu nhập ổn định cho ngân sách nhà nước.

Trái phiếu doanh nghiệp là một nguồn vốn quan trọng để các doanh nghiệp đầu tư các dự án bất động sản thời gian qua. Do đó, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành báo cáo Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP để tháo gỡ khó khăn trong ngắn hạn cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Bộ Tài chính đề nghị, bên cạnh các nguồn tài chính quen thuộc (tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp), cần có các cơ chế, chính sách để phát triển, thu hút, bảo đảm vận hành hiệu quả các nguồn vốn từ các sản phẩm tài chính khác (quỹ đầu tư bất động sản, quỹ tiết kiệm nhà ở, chứng khoán hóa bất động sản...), hay kênh khác (đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài).

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết, trong giai đoạn 2015 - 2023 đã thực hiện kiểm toán một số chủ đề liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Qua đó, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính về đất 5.379 tỷ đồng, kiến nghị xử lý tài chính về nhà ở xã hội 176 tỷ đồng; kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với quy định của Nhà nước và thực tiễn; kiến nghị chấn chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm toán, trách nhiệm tập thể, cá nhân và các tổ chức có liên quan trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công tương ứng với các tồn tại, hạn chế được chỉ ra qua kiểm toán. 

Cần cải cách thủ tục vay vốn đầu tư dự án nhà ở xã hội 

Các thành viên Đoàn giám sát đề nghị, Thanh tra Chính phủ, KTNN, Bộ Tài chính và NHNN tiếp tục rà soát, hoàn thiện các báo cáo, thống nhất về số liệu, đánh giá được đưa ra trong từng báo cáo; lưu ý đối chiếu với báo cáo của Bộ Xây dựng để có đánh giá chính xác về thị trường bất động sản nước ta hiện nay; chỉ ra địa chỉ cụ thể, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có sai phạm; kết quả thực hiện các kết luận kiểm toán của KTNN... Trong đó, một số ý kiến đề nghị, KTNN và Thanh tra Chính phủ nêu quan điểm về hướng xử lý với những dự án tồn đọng do vướng mắc pháp lý hay có sai phạm, phải dừng thực hiện trong thời gian dài để tránh gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với 4 bộ, cơ quan về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội -0
Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Hồ Long

Một số ý kiến đề nghị, NHNN Việt Nam và Bộ Tài chính cần nghiên cứu bổ sung thêm các ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn tại thị trường M2 cho các ngân hàng thương mại tham gia Chương trình 120 nghìn tỷ đồng cho vay chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư. NHNN chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội, các ngân hàng thương mại thực hiện tốt hơn nữa việc cải cách thủ tục vay vốn để các chủ đầu tư, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn vay tại các dự án nhà ở xã hội thuận lợi hơn. Bộ Tài chính nghiên cứu, có giải pháp hỗ trợ, điều tiết, định hướng để thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu trở thành kênh huy động vốn dài hạn, hiệu quả cho doanh nghiệp bất động sản.

Kết luận cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong quá trình các bộ, cơ quan thực hiện chức năng, thẩm quyền được giao thời gian qua. Đồng thời, đề nghị, các bộ, cơ quan khẩn trương bổ sung các thông tin trong Báo cáo do mình phụ trách còn thiếu so với Đề cương yêu cầu của Đoàn giám sát; xác định rõ những vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ để có đề xuất, kiến nghị phù hợp thể hiện trong Báo cáo giám sát và Nghị quyết giám sát, đặc biệt là các kiến nghị liên quan đến việc ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn các luật mới, giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các dự án tồn đọng do vướng mắc pháp lý. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế yêu cầu Báo cáo bổ sung gửi đến Đoàn giám sát trước ngày 1.8.2024 để kịp thời tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng nêu rõ, Đoàn giám sát sẽ chỉ đạo Tổ giúp việc sớm tổng hợp các kiến nghị, phản ánh của địa phương thuộc chức năng, thẩm quyền của các bộ, cơ quan để gửi đến Thanh tra Chính phủ, KTNN, Bộ Tài chính và NHNN Việt Nam nghiên cứu, xác định giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, đề nghị 4 bộ, cơ quan tăng cường phối hợp với các địa phương tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án trong giai đoạn đầu khi Luật sửa đổi một số điều Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Các Tổ chức tín dụng có hiệu lực, nhất là đối với các dự án chuyển tiếp.     

Chính trị

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Chính trị

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13.11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Báo Đại biểu Nhân dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chiều 12.11, giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay Quốc tế Jorge Chavez, Thủ đô Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Phường Quán Thánh, Hà Nội
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chống lãng phí nhìn từ chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Tối 12.11, dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, các địa phương, trong đó có Hà Nội, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí; mỗi người dân tăng cường thực hành và giám sát việc tiết kiệm, chống lãng phí. Thông điệp của Tổng Bí thư cho thấy, chống lãng phí không chỉ là trách nhiệm của chính quyền, mà còn là một phần không thể thiếu trong ý thức và hành động của mỗi công dân.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.