Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên:

Diện mạo mới, năng lực mới trước làn sóng chuyển đổi số

Thái Nguyên là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số, sớm nắm bắt cơ hội từ chuyển đổi số để kiến tạo những nền tảng phát triển. Là kênh cung cấp thông tin chính thức của tỉnh Thái Nguyên, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên không thể đứng ngoài xu thế đó. Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số, Trung tâm Thông tin tỉnh Thái Nguyên đã và đang từng bước xây dựng hệ sinh thái số đa nền tảng, cùng đóng góp vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh.

“Yên vị với nền tảng truyền thống, sẽ tự đánh mất độc giả”

Đó là khẳng định của ông Tạ Văn Lộc, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Tổng Biên tập Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên trước xu thế độc giả, khán thính giả đang có xu hướng đọc, nghe, xem ngày một nhiều hơn trên các nền tảng số.

Nếu không đổi mới để bắt nhịp thực tiễn, các cơ quan báo chí, truyền thông sẽ trượt khỏi quỹ đạo truyền thông số và dần đánh mất sứ mệnh, vai trò, vị thế. Bởi vậy, theo ông, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ và sáng tạo nội dung số là yếu tố sống còn, bắt buộc phải thay đổi và thích nghi để “giữ chân” độc giả, gia tăng sự hiện diện, giá trị thương hiệu của các cơ quan truyền thông.

Diện mạo mới, năng lực mới trước làn sóng chuyển đổi số -0
Lãnh đạo Trung tâm Thông tin - Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên trao đổi về nghiệp vụ với phóng viên.

Trước đòi hỏi thực tiễn, Trung tâm Thông tin - Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số. Một trong những yếu tố trọng tâm trong chuyển đổi số được ưu tiên thực hiện đó là đầu tư cho hạ tầng số nhằm tăng tốc độ đường truyền, đảm bảo tính tức thời của thông tin. Thực hiện quy trình số từ tác nghiệp, truyền tin, đến biên tập, phát hành nội dung thông tin số đa phương tiện... chặt chẽ, nhanh chóng, chính xác, không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý.

Bên cạnh đó, đơn vị thực hiện lưu trữ số ở mọi khâu, từ công tác hành chính kế toán đến nghiệp vụ chuyên môn, hạ tầng big data đang được quan tâm trang bị theo dự án xây dựng tòa soạn số nhằm bảo đảm quá trình lưu trữ được vận hành hiệu quả, thông suốt.

Ông Tạ Văn Lộc nhấn mạnh, chuyển đổi số trước hết phải bắt đầu từ thay đổi về nhận thức, quan điểm của cá nhân, tập thể lãnh đạo, rồi đến các bộ phận, cán bộ, nhân viên.

Không yên vị với nền tảng truyền thống, Trung tâm Thông tin - Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên nhanh chóng bắt tay vào thiết lập nền tảng số chuyên biệt nhằm đi trước, đón đầu xu thế chủ động đưa thông tin đến công chúng. Các thông tin từ Cổng được lan tỏa mạnh mẽ trên nhiều nền tảng số, ứng dụng số như: C-ThaiNguyen, nền tảng Zalo, Facebook với hàng vạn lượt người quan tâm theo dõi; phối hợp liên kết website trên trang, Cổng Thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương, tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Qua đó, thông tin chỉ đạo, điều hành của tỉnh, thông tin dữ liệu của tỉnh được nhanh chóng lan tỏa thông suốt từ tỉnh đến xã để Nhân dân và các cấp chính quyền kịp thời tiếp cận và triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất.

Diện mạo mới, năng lực mới trước làn sóng chuyển đổi số -0
Trung tâm Thông tin - Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên đang từng bước chiếm lĩnh lòng tin từ công chúng, khẳng định uy tín và vị thế của một cơ quan truyền thông cấp tỉnh

Trong xu thế chuyển đổi số, sự tồn tại của cơ quan truyền thông, phương tiện truyền thông hoàn toàn đang phụ thuộc vào công chúng. Quyết tâm thay đổi cách tiếp cận và thông tin tới độc giả, trên cơ sở 55 chuyên trang, chuyên mục, từ năm 2021 đến nay, đơn vị này đã mở mới thêm gần 20 chuyên mục và cơ cấu lại các chuyên mục hiện có theo hướng khoa học, thẩm mỹ, tiện ích để người xem dễ thấy, dễ tìm, dễ tra cứu thông tin. Nhiều chuyên trang, chuyên mục, thu hút số lượng người xem rất lớn như: Bản tin Thái Nguyên 24/7, Thái Nguyên - Thông tin và dư luận tuần qua, Hành trình khám phá, Tọa đàm - Đối thoại, Giới thiệu - Quảng bá...

Bên cạnh đó, Cổng mở thêm phiên bản tiếng Anh nhằm phục vụ công tác quảng bá, đối ngoại và thu hút đầu tư vào tỉnh. Nhiều tác phẩm có sự ứng dụng công nghệ số đã tạo nên tính tương tác hai chiều, lôi cuốn và tạo cảm giác gần gũi với độc giả.

“Một đường đi - nhiều điểm đến, một sự kiện - nhiều hình thức triển khai”

Không đơn điệu ở hình thức thể hiện, cách thức triển khai, các sản phẩm trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên được trình bày ngày càng hiện đại, đa phương tiện, kết hợp nội dung văn bản với hình ảnh, video và đồ họa được chăm chút và thực hiện với tần suất ngày càng nhiều hơn. Quan điểm “Một đường đi - nhiều điểm đến, một sự kiện - nhiều hình thức triển khai” được tập thể lãnh đạo Trung tâm Thông tin - Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên thống nhất, áp dụng triệt để nhằm đa dạng hóa các phương thức thông tin, đa nền tảng.  Thậm chí, từ một sản phẩm được chuyển thể sang nhiều hình thức thể hiện để tiếp cận tốt hơn đến công chúng qua việc phân phối thông tin dưới nhiều hình thức, truyền tải kịp thời đến người dân và doanh nghiệp những quyết sách của tỉnh.

Đầu tư vào công nghệ là không thể thiếu, nhưng vấn đề quyết định của chuyển đổi số báo chí vẫn phải là con người. Với 21 viên chức, hợp đồng; trong đó chỉ có 14 người thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhưng khối lượng công việc mà cán bộ, nhân viên Trung tâm Thông tin - Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên đảm nhiệm không hề nhỏ. Bằng chứng là số lượng sản phẩm truyền thông tăng liên tục qua các năm, nếu như năm 2020 đạt 2.500 sản phẩm, năm 2021 đã tăng lên 6.800 sản phẩm, năm 2022 đạt trên 12.000 sản phẩm, dự kiến năm 2023 sẽ đạt 14.000 sản phẩm, tăng gần 400% so với trước thời điểm chuyển đổi số năm 2020.

Diện mạo mới, năng lực mới trước làn sóng chuyển đổi số -0
Năm 2022, Thái Nguyên đã lọt top 3 Cổng Thông tin điện tử của các địa phương có lượng truy cập nhiều nhất

Tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên hồi tháng 9, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm bày tỏ ấn tượng về số lượng cung cấp thông tin trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, thể hiện vai trò của Cổng Thông tin điện tử và sự quan tâm của người dân đối với hình thức cung cấp thông tin này ngày càng được ưa chuộng. Hay tại Hội nghị toàn quốc trao đổi kinh nghiệm hoạt động Cổng Thông tin điện tử cuối năm ngoái, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên được biểu dương là một trong số các đơn vị đi đầu về hoạt động cung cấp thông tin và thực hiện chức năng giao tiếp 2 chiều.

Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố mức độ truy cập Cổng Thông tin điện tử của các địa phương trong năm 2022, Thái Nguyên đã lọt top 3 Cổng Thông tin điện tử của các địa phương có lượng truy cập nhiều nhất.

Tư duy không ngừng đổi mới, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành và ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện nhiệm vụ chuyển đổi số trong tất cả các khâu đã giúp Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên thể hiện diện mạo mới, năng lực mới. Kết quả mà đơn vị này đạt được rất rõ nét: Số lượng truy cập trung bình đạt 160.000 - 200.000 lượt/ngày, năm 2022 tăng 45 nghìn lượt truy cập/ngày so với năm 2021; tổng lũy tích đạt 115 triệu lượt truy cập trong năm 2022, tăng 51 triệu lượt truy cập so với năm 2021. Năm 2023, dự kiến tăng thêm 54 triệu lượt truy cập.  Đến tháng 10/2023 chỉ tiêu này đã đạt trên 80%.

Ông Tạ Văn Lộc khẳng định, thành quả này là sự nỗ lực của tập thể cán bộ, viên chức, người lao động, lãnh đạo Trung tâm Thông tin  - Cổng Thông tin điện tử tỉnh thời gian qua chứ không riêng cá nhân nào. Với vai trò người đứng đầu, ông nhấn mạnh sự chung sức đồng lòng, cố gắng vì mục tiêu chung, lấy sự quan tâm, coi trọng của lãnh đạo tỉnh làm động lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, vươn lên chiếm lĩnh lòng tin từ công chúng, khẳng định uy tín và vị thế của một cơ quan truyền thông cấp tỉnh.

Trong năm 2024, ông Lộc cho biết, mục tiêu Cổng đặt ra là tăng 10% lượng thông tin so với năm 2023. Tiếp tục khai thác hiệu quả nền tảng số đã được đầu tư, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng thông tin, ứng dụng chuyển đổi số để tăng chất lượng thông tin. Tiếp tục cơ cấu lại chuyên trang, chuyên mục để làm tinh gọn hơn, có tính hệ thống cao hơn và mở thêm chuyên mục mới có trọng tâm, trọng điểm, định hướng được dư luận, khẳng định vai trò là cầu nối hữu hiệu hiệu quả giữa người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục phát hành 12 số Đặc san Trà Việt với vai trì là kênh thông tin đối ngoại và triển khai chỉ đạo của UBND tỉnh về việc đưa Đặc san Trà Việt trưng bày, giới thiệu tại phòng chờ của Vietnam Airlines và trên máy bay theo ký kết thỏa thuận giữa UBND tỉnh Thái Nguyên và Vietnam Airlines.

Khoa học - Công nghệ

Chìa khóa mở ra tương lai bền vững cho doanh nghiệp
Khoa học

Chìa khóa mở ra tương lai bền vững cho doanh nghiệp

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO14064-1:2018 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. Đây cũng là một trong những chứng nhận mà doanh nghiệp sản xuất cần đạt được khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhất là khu vực EU.

Tổng Bí thư Tô Lâm tham dự triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Triển lãm đổi mới sáng tạo về khoa học, công nghệ phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Ngày 13.1 tại Văn phòng Quốc hội, trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức đã diễn ra hoạt động tham quan trải nghiệm triển lãm ứng dụng chuyển đổi số. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung

Phát biểu quán triệt nội dung, tinh thần Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, bám sát nội dung của Nghị quyết, nhất là 5 quan điểm chỉ đạo, các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 41 nhóm chỉ tiêu (gồm 35 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và 6 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2045) và 7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu ra tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay, 13.1, khi trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” theo sự phân công của Bộ Chính trị.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý trình bày báo cáo tại Hội nghị. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới

Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong thời gian qua tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý nêu rõ, chủ đề của Hội nghị chính là con đường để thực hiện các bước nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước. Đây là điều kiện tiên quyết, thời cơ hiếm có để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Sự kiện nổi bật

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

*Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, chủ trì
Sáng nay, 13.1, tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ảnh minh họa
Khoa học - Công nghệ

Nhận diện thách thức, hợp sức hóa giải

PGS. TS Ngô Trí LongChuyên gia kinh tế

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) không chỉ là lộ trình mà còn là cam kết của Việt Nam trong hành trình hướng tới vị thế quốc gia vượt trội trên bản đồ công nghệ và đổi mới sáng tạo thế giới. Trong hành trình hiện thực hóa các nội dung của Nghị quyết 57, không thể tránh khỏi những thách thức lớn. Nhận rõ các thách thức này sẽ giúp chúng ta định hướng các giải pháp cụ thể, hiệu quả.

Net Zero - nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá
Môi trường

Net Zero - nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá

Tại Hội thảo khoa học “Triển khai chương trình khoa học và công nghệ (KH - CN) phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Cần Thơ và UBND thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: Net Zero là nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá như công nghệ thu giữ và lưu trữ các bon, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Năm 2025, ưu tiên trình Quốc hội các dự án luật quan trọng của ngành khoa học và công nghệ
Khoa học - Công nghệ

Năm 2025, ưu tiên trình Quốc hội các dự án luật quan trọng của ngành khoa học và công nghệ

Ngày 9.1, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo thường kỳ quý IV. 2024 và gặp mặt báo chí đầu năm 2025. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh chủ trì cuộc họp. Dự họp báo có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc bộ cùng đại diện gần 40 cơ quan thông tấn, báo chí.

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.

Cảnh báo lừa đảo qua các ứng dụng công nghệ
Công nghệ

Cảnh báo lừa đảo qua các ứng dụng công nghệ

Trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân và doanh nghiệp cần nâng cao cảnh giác, xác minh thông tin qua các kênh chính thống, hạn chế chia sẻ thông tin nhạy cảm và áp dụng các biện pháp bảo mật nhiều lớp, kịp thời thông báo với cơ quan chức năng khi phát hiện dấu hiệu đáng ngờ.

Ảnh
Khoa học - Công nghệ

Doanh nghiệp sẽ tự tin ứng dụng công nghệ, mô hình mới

“Với những chính sách mới, đột phá, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là một cuộc cách mạng cho sự phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Các doanh nghiệp cũng sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới. Do vậy, chúng tôi đang rất trông đợi nghị quyết sẽ sớm đi vào cuộc sống”, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam HUỲNH THANH VẠN chia sẻ.

TS. Nguyễn Quân
Khoa học - Công nghệ

Nhà khoa học cần được quyền tự chủ

“Muốn phát huy vai trò then chốt của nhà khoa học trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW, cùng với chế độ đãi ngộ về tiền lương, thu nhập, cần phải trao cơ chế tự chủ cao nhất cho các nhà khoa học, cả về tài chính, tổ chức, nhân sự”, TS. NGUYỄN QUÂN, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, đề xuất.