Đề nghị xếp hạng đình Nội Bình Đà là Di tích quốc gia đặc biệt

Nhiều nhà khoa học góp ý xây dựng hồ sơ đề nghị xếp hạng Đình (Đền) Nội Bình Đà là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, nhằm tri ân và tôn vinh Quốc Tổ Lạc Long Quân, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử di tích này.

Nơi thờ Quốc Tổ gắn với truyền thuyết “50 người xuống biển cùng cha”

Sáng 29.6, huyện Thanh Oai phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội; Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia Đình (Đền) Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”.

dscf5597-001.jpg -0
Bí thư Huyện ủy huyện Thanh Oai Bùi Hoàng Phan phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan cho biết, nằm ở phía Nam của Thủ đô Hà Nội, Thanh Oai là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa và truyền thống anh hùng cách mạng, đặc biệt trên địa bàn huyện có rất nhiều đình, đền, chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời, đặc sắc. Đó là những di sản vô giá mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, kết tinh trí tuệ, tinh thần và truyền thống của Nhân dân qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, di tích Đình (Đền) Nội Bình Đà, xã Bình Minh, là một trong những di sản tiêu biểu, độc đáo, đã được công nhận Di tích cấp quốc gia lần thứ nhất năm 1985 và được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1991.

Đề nghị xếp hạng Di tích đình Nội Bình Đà thành Di tích quốc gia đặc biệt -0
Đình (Đền) Nội Bình Đà

Đình (Đền) Nội gắn liền với truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh 100 trứng, nở ra 100 người con, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người xuống biển cùng cha. Đến đất Bảo Đà nay là Bình Đà, cách biển không xa, truyền cho các con dừng chân dựng trại, thấy thế đất lục long chiêu hội, lưỡng phương giao phi màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều thềm đất cao mang dáng rồng chầu, hổ phục, bèn chọn làm nơi xây dựng cơ nghiệp, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, lấn biển, làm nhà, đuổi diệt thú dữ, khai khẩn đất đai, mở mang bờ cõi. Chẳng bao lâu, cả vùng Cổ Nõi được coi là đất quý trở nên trù phú, người dân khắp nơi đổ về đất linh bái yết Long Quân, hình thành những làng xóm đầu tiên vùng châu thổ sông Hồng.

Nhân dân trong làng còn lưu truyền, khi Đức Quốc tổ về trời, ngài được an táng tại gò Tam Thai (Ba Gò) thuộc đất Bảo Đà (Bình Đà ngày nay). Để tri ân công đức của Quốc tổ Lạc Long Quân, dân làng Bảo Đà lập ngôi Đình (Đền) Nội cùng bức đại tự “Vi Bách Việt tổ” (Tổ dân Bách Việt). Suốt 6 thế kỷ, 16 vị vua của các triều đại đều đích thân về Bình Đà dâng lễ Quốc tổ. Đã có 16 hiến sắc suy tôn Lạc Long Quân là “Khai quốc thần” được lưu giữ tại Đình (Đền) Nội và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

dscf5552-001.jpg -0
Các đại biểu dâng hương tại Đình (Đền) Nội

Điều đáng quý trong Đình (Đền) Nội còn lưu giữ được nhiều cổ vật giá trị. Nổi bật là bức phù điêu với nét chạm khắc tinh xảo trên nền gỗ được sơn son thếp vàng còn nguyên giá trị, tương truyền cách đây gần chục thế kỷ, độc nhất vô nhị, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Bức phù điêu tạc hình Quốc tổ Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc áo hoàng bào cùng các lạc hầu, lạc tướng của triều đình Lạc Việt dự hội đua thuyền trên dòng Đỗ Động giang. Đây là di vật có giá trị nghệ thuật - tín ngưỡng cổ xưa độc đáo, hiếm có, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015.

Đặc biệt, gắn liền với di tích Đình (Đền) Nội và Đình Ngoại là lễ hội Bình Đà diễn ra từ ngày 26.2 - 6.3 Âm lịch hàng năm, trong đó ngày 26.2 Âm lịch là ngày giỗ Đức Linh Lang Đại vương, ngày 6.3 Âm lịch là ngày giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. Lễ hội Bình Đà có nhiều điểm đặc sắc, thủ tục tế lễ được lưu truyền qua hàng nghìn năm, nay vẫn được các thế hệ người dân Bình Đà trân trọng lưu truyền đời này qua đời khác. Ngày 1.4.2014, Lễ hội Bình Đà đã được Nhà nước công nhận là Lễ hội Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đầu tiên của thành phố Hà Nội và được huyện chọn là Lễ hội cấp huyện duy nhất trên địa bàn.

dscf5616-001.jpg -2
Toàn cảnh Hội thảo

Với những giá trị độc đáo của di tích, huyện Thanh Oai đã có chủ trương bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Đình (Đền) Nội Bình Đà, báo cáo Thành phố quy hoạch thêm gần 20ha để xây dựng thêm một số công trình trong khuôn viên di tích và đã được Thành phố quan tâm phê duyệt quy hoạch chung. Đồng thời, Thành phố xác định đầu tư, hỗ trợ cho huyện Thanh Oai 150 tỷ đồng giai đoạn 2022 - 2025 (theo Nghị quyết 02/NQ-HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI) để thực hiện các nhiệm vụ tại di tích. Huyện xác định chọn di tích Đình (Đền) Nội Bình Đà để xây dựng điểm du lịch đề nghị Thành phố công nhận đạt chuẩn trước năm 2025.

Tôn vinh và phát huy giá trị di sản

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho rằng: Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương có hệ thống di tích nhiều nhất cả nước, theo khảo sát năm 2016, có hơn 5.900 di tích, di sản, nhiều di tích, di sản được xếp hạng cấp quốc gia, và hiện có 21 cụm di tích là di tích cấp quốc gia đặc biệt và 1 di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long. Thời gian vừa qua, thành phố tập trung bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, từ đó, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GRDP của thành phố.

dscf5611-001.jpg -1
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội Trần Thị Vân Anh phát biểu tại Hội thảo

Riêng với huyện Thanh Oai, số lượng di tích khá đậm đặc, nhiều di tích có giá trị cốt lõi, riêng biệt. Trong thời gian qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã dành sự quan tâm đặc biệt để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết: Việc tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia Đình (Đền) Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai” tiếp nối các cuộc khảo sát, điền dã của các nhà khoa học, quản lý văn hóa. Những hội nghị trước đó đều quan tâm làm thế nào để di tích quốc gia Đình (Đền) đủ điều kiện báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích cấp quốc gia đặc biệt để tương xứng với vị thế của nhân vật Quốc Tổ được thờ tại ngôi đền này.

Tại Hội thảo, tham luận của các nhà khoa học tập trung làm rõ lịch sử, giá trị vật thể và phi vật thể của Di tích quốc gia Đình (Đền) Nội Bình Đà xưa và nay; kiến giải và đưa ra các phương án nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Di tích cấp quốc gia Đình Nội Bình Đà, đề xuất các giải pháp gắn kết, khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch huyện.
Ý kiến tại Hội thảo cũng đồng thuận lập Hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận xếp hạng đình Nội Bình Đà từ Di tích quốc gia thành Di tích quốc gia đặc biệt; đổi tên cho Khu Di tích này từ “đình” Nội thành Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân.

dscf5631-001.jpg -3
TS. Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam kiến nghị các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản

TS. Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho rằng: Di tích đình Bình Đà là một di sản văn hóa đặc biệt, là dấu mốc quan trọng về thời kỳ đầu dựng nước của dân tộc, là điểm tựa, ký ức về nguồn cội và là niềm tự hào của người Việt Nam về tổ tiên của mình. Di sản này còn là tiềm năng phát triển giáo dục di sản, vì vậy xứng đáng được nghiên cứu, công nhận là di tích quốc gia đặc biệt để bảo tồn và phát huy.

Văn hóa

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum
Văn hóa - Thể thao

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum

Sáng 19.4, tại không gian bảo tàng đương đại Muong Art Today Museum sẽ khai mạc trưng bày "Giãn nở đa chiều", quy tụ các tác phẩm có ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng, thể hiện mối quan tâm bền bỉ và liên tục của nghệ sĩ với thay đổi nhanh chóng của đời sống thực tế.

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng

Chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận (19.4.1975 - 19.4.2025), ngày 17.4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận khai mạc triển lãm ảnh, kết hợp trưng bày, giới thiệu sản phẩm thương mại - du lịch với chủ đề “Bình Thuận - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26.4) với thông điệp toàn cầu “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ”, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trọng tâm là lĩnh vực âm nhạc.

Kỷ nguyên nhựa: Từ niềm vui tuổi thơ đến cuộc đối thoại nghệ thuật sâu sắc
Văn hóa

Kỷ nguyên nhựa: Từ niềm vui tuổi thơ đến cuộc đối thoại nghệ thuật sâu sắc

“Kỷ Nguyên Nhựa” không chỉ là một triển lãm nghệ thuật thị giác, mà còn là hành trình khám phá đầy màu sắc về một phần ký ức tuổi thơ – nơi những món đồ chơi nhựa từng mang đến niềm vui vô tận giờ được nhìn lại qua lăng kính nghệ thuật. Triển lãm khơi gợi sự tò mò, mở ra cuộc đối thoại nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về vai trò của nhựa trong đời sống hiện đại.

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam

Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức chuỗi lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch sôi động, trải dài từ thành phố biển đến các địa phương. Những sự kiện đặc sắc như đại nhạc hội, lễ hội khinh khí cầu, liên hoan diều nghệ thuật không chỉ tri ân lịch sử mà còn mở ra “mùa vàng” du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024
Văn hóa - Thể thao

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024

Là một trong những thí sinh lọt chung khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Thiếu úy Trần Ngọc Châu Anh không chỉ sở hữu vẻ đẹp hình thể ấn tượng mà còn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu đất nước, trách nhiệm và phẩm chất kiên cường của thế hệ trẻ.

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình
Văn hóa

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, NXB Chính trị quốc gia Sự thật và Omega Việt Nam hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris.

"Mối giao cảm" của Tina Merandon
Văn hóa - Thể thao

"Mối giao cảm" của Tina Merandon

Nhằm khám phá mối quan hệ đặc biệt giữa con người và động vật trong cuộc sống hàng ngày, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Mối giao cảm giữa con người và động vật" của nghệ sĩ người Pháp Tina Merandon, trong khuôn khổ chương trình Nghệ sĩ lưu trú Villa Saigon 2025.

Khơi gợi tự hào dân tộc qua trang sách
Văn hóa - Thể thao

Khơi gợi tự hào dân tộc qua trang sách

Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 được tổ chức tại Thư viện Quốc gia Việt Nam có chủ đề "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" nhằm khẳng định vai trò to lớn của sách trong bồi đắp tri thức, nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc.

Du ngoạn Việt Nam qua sắc màu
Văn hóa - Thể thao

Du ngoạn Việt Nam qua sắc màu

Vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, di sản kiến trúc trầm mặc, nét đặc sắc của phong tục tập quán và sự bình dị của đời sống trên khắp mọi miền đất nước đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, dẫn người xem vào chuyến du ngoạn qua ba miền đất nước thông qua những nét vẽ, mảng màu sinh động.

Chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa

Chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhằm chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt trên cả nước, mang đậm dấu ấn lịch sử, nghệ thuật và lòng tự hào dân tộc.