Đắk Lắk phát triển du lịch dựa trên thế mạnh văn hóa

Tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Đắk Lắk chiều 1.4, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk Thái Hồng Hà cho biết, để bảo đảm mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh định hướng đầu tư phát triển du lịch theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa truyền thống, đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk Thái Hồng Hà, tỉnh tự hào về sự đa dạng, phong phú của văn hóa truyền thống các vùng miền; trong đó, các dân tộc thiểu số có đặc trưng riêng biệt vùng Tây Nguyên
Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk Thái Hồng Hà, tỉnh tự hào về sự đa dạng, phong phú của văn hóa truyền thống các vùng miền; trong đó, các dân tộc thiểu số có đặc trưng riêng biệt vùng Tây Nguyên

“Cụ thể, tỉnh ưu tiên phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch làng nghề; ưu tiên kêu gọi các dự án đầu tư du lịch nghỉ dưỡng, vườn rừng kết hợp du lịch trải nghiệm, du lịch nông nghiệp tại các địa bàn trọng điểm như huyện Lắk, huyện Buôn Đôn, TP. Buôn Ma Thuột. Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, nhất là hình thức nhà ở có phòng cho thuê tại một số thôn, buôn được quy hoạch để phát triển du lịch cộng đồng”, ông Hà thông tin.

Đặc biệt, với du lịch cộng đồng, tỉnh tập trung phát huy thế mạnh di sản văn hóa của 49 dân tộc trên địa bàn, trong đó đầu tư hoàn chỉnh các dự án, dịch vụ nghỉ dưỡng; đồng thời, phát triển làng nghề, nghề truyền thống; hỗ trợ phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn, nông trại trên địa bàn; tiếp tục phát huy thế mạnh của ẩm thực và quà tặng của cộng đồng các dân tộc đã được xác lập tại Top 100 kỷ lục Việt Nam, phát triển các sản phẩm làng nghề, đặc sản địa phương, sản phẩm thủ công mỹ nghệ…

“Với những tiềm năng và lợi thế trên, Đắk Lắk đã ban hành nhiều chính sách để thu hút đầu tư, phát triển các loại hình du lịch cộng đồng. Tỉnh đã đồng hành với các doanh nghiệp du lịch tiến hành khảo sát, xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, nông nghiệp, làng nghề, du lịch trải nghiệm cà phê, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh… và đã thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế”, ông Thái Hồng Hà cho biết thêm.

Hội nghị Xúc tiến, quảng bá du lịch Đắk Lắk tại Hà Nội
Hội nghị Xúc tiến, quảng bá du lịch Đắk Lắk tại Hà Nội

Chia sẻ tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Văn Thủy đề nghị, địa phương, doanh nghiệp Đắk Lắk cần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của du lịch Đắk Lắk.

Bên cạnh các giải pháp kích cầu thông qua ưu đãi, khuyến mại, du lịch Đắk Lắk cần duy trì tốt hệ thống dịch vụ, nâng cấp chất lượng, bổ sung nhân lực; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới trên cơ sở phát huy tính độc đáo, đặc trưng sản phẩm du lịch Tây Nguyên; phát huy hiệu quả liên kết phát triển du lịch giữa Đắk Lắk với các địa phương; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá vào các thị trường mục tiêu, thị trường nguồn.

Ông Phạm Văn Thủy nhấn mạnh, Tổng cục Du lịch cam kết sẵn sàng chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cùng Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc để du lịch.

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.