90 năm Ngày Xô viết Nghệ - Tĩnh (12.9.1930 - 12.9.2020)

“Công - nông - binh bắt tay nhau giữa trận tiền”

Mặc dù chỉ tồn tại thời gian ngắn và còn sơ khai nhưng cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã đóng một dấu son đỏ thắm trên trang đầu tiên của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - một Đảng vô sản mới ra đời ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, nhưng đã phát động được phong trào quần chúng rộng lớn và giành ngay được ngọn cờ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.

Sức mạnh liên minh công - nông

Sau khi ra đời, để có thể đảm đương vai trò lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, Đảng đã phát triển hệ thống tổ chức cũng như các tổ chức quần chúng ở khắp các nhà máy, xí nghiệp, khu mỏ, đồn điền, ở thành phố và các vùng nông thôn trên phạm vi cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh bùng lên mạnh mẽ khắp Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Trên cơ sở các tầng lớp nhân dân ngày càng hăng hái, tích cực tham gia phong trào đấu tranh, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát động một cao trào cách mạng rộng lớn trong cả nước nhân Ngày Quốc tế Lao động 1.5.1930.

Xô viết Nghệ - Tĩnh khẳng định sức mạnh của khối liên minh công - nông dưới sự lãnh đạo của Đảng
Xô viết Nghệ - Tĩnh khẳng định sức mạnh của khối liên minh công - nông dưới sự lãnh đạo của Đảng

Dưới sự tổ chức chỉ đạo trực tiếp của các đảng bộ lâm thời ở Nghệ An, sáng ngày 1.5.1930, hàng nghìn nông dân Hưng Nguyên, Vinh, Nghi Lộc đã biểu tình kéo vào thị xã Vinh, phối hợp với công nhân các nhà máy đấu tranh đòi thực dân Pháp phải thực hiện các yêu sách như tăng lương, giảm sưu thuế, ngày làm tám giờ, chống khủng bố, ủng hộ Liên bang Xô viết. Cuộc biểu tình ngày 1.5.1930 ở Vinh - Bến Thủy được Đảng đánh giá “lần đầu trong lịch sử cách mạng xứ ta, công - nông - binh bắt tay nhau giữa trận tiền”. Cùng ngày, trên địa bàn huyện Thanh Chương còn có hơn 100 học sinh trường Tiểu học Pháp - Việt tổ chức bãi khóa để phản đối chính sách giáo dục của thực dân, phong kiến và gần 3.000 nông dân thuộc các làng La Mạc, Đức Nhuận, Hạnh Lâm... đấu tranh đòi lại ruộng đất. Ở Hà Tĩnh, cờ đỏ được treo trước cửa Tòa sứ (thị xã Hà Tĩnh), trên nóc nhà thờ ở huyện Nghi Xuân, cầu Đò Trai (Đức Thọ)…

Những cuộc đấu tranh ngày 1.5.1930 diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã khẳng định sức mạnh của khối liên minh công - nông dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là sự chỉ đạo của Tỉnh bộ Vinh - Bến Thủy và Tỉnh bộ Nghệ An. Điểm nổi bật của phong trào đấu tranh quần chúng này là có sự kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa phong trào đấu tranh của công nhân và phong trào đấu tranh của nông dân, tạo nên sự tác động tương hỗ, thúc đẩy lẫn nhau. Trong từng cuộc đấu tranh đã có sự kết hợp khéo léo các khẩu hiệu đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị, càng về sau tính chất đấu tranh ngày càng được thể hiện rõ nét. Ý thức giác ngộ cách mạng của quần chúng được nâng lên rõ rệt.

Sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nghệ - Tĩnh

Theo Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, PGS, TS Nguyễn Danh Tiên, cuộc đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh ngày 1.5.1930 gây tiếng vang mạnh mẽ, cổ vũ tinh thần đấu tranh của quần chúng lao động. Bởi lẽ, sau ngày 1.5.1930, phong trào đấu tranh đã lan rộng ra phạm vi cả nước. Tính chung trong tháng 5.1930, toàn quốc đã nổ ra 21 cuộc đấu tranh ở Bắc Kỳ, 21 cuộc ở Trung Kỳ và 12 cuộc ở Nam Kỳ… Chính quyền thuộc địa buộc phải thi hành một số chính sách đối với người lao động như tăng lương, giảm giờ làm, hoãn thuế cho nông dân, trả tự do cho một số người bị bắt trong các cuộc mít tinh, biểu tình.

Đánh giá về vị trí, vai trò của cao trào cách mạng 1930 - 1931 đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đồng chí Lê Duẩn từng khẳng định: cao trào “là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển về sau của cách mạng (…), không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930 - 1931, trong đó, công nông đã vung ra nghị lực phi thường của mình, thì không thể có cao trào trong những năm 1936 - 1939”.

Đồng chí Trường Chinh thì nhấn mạnh: “Thắng lợi lớn nhất của Đảng ta trong cao trào cách mạng năm 1930 - 1931 là Đảng đã thực hiện được khối liên minh công nông, do đó đã giành được quyền lãnh đạo cho giai cấp công nhân”.

Sau tháng 5.1930, phong trào đấu tranh diễn ra liên tục, quyết liệt hơn, nhiều cuộc bãi công, biểu tình có sự phối hợp của công nhân các nhà máy. Ở Nghệ An, công nhân Nhà máy Diêm Bến Thủy đấu tranh liên tục và được công nhân xe lửa Trường Thi, công nhân bốc vác và phu xe thành phố Vinh hưởng ứng, tổ chức lãn công, rải truyền đơn, căng biểu ngữ. Ngày 1.9, tại huyện Thanh Chương diễn ra cuộc biểu tình quy mô lớn. Sau cuộc biểu tình, chính quyền thực dân ở các làng, xã trong huyện bị tan rã. Các Ban Chấp hành Nông hội đỏ đứng ra nắm quyền cai quản nông thôn. Chính quyền Xô viết trong huyện được thành lập.

Đỉnh cao là cuộc biểu tình khổng lồ của 20.000 quần chúng ở Hưng Nguyên nhằm ủng hộ công nhân Vinh - Bến Thủy tranh đấu, ngày 12.9.1930. Sau đó, tại nhiều huyện ở Nghệ - Tĩnh, các hương, lý ở làng bỏ chạy, các cấp bộ nông hội đã đứng ra quản lý, điều hành công việc của làng xã, hình thành nên chính quyền theo kiểu Xô viết như ở Liên Xô. Tại đây, các ủy ban nhân dân mang tên xã bộ nông, thôn bộ nông, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã thực sự là chính quyền của nhân dân. Đến cuối năm 1930 đầu năm 1931, ở Hà Tĩnh đã có tới 170 làng và Nghệ An 200 làng Xô viết. “Có thể khẳng định, cuộc biểu tình ngày 1.9.1930 ở Thanh Chương được coi là mốc mở đầu đánh dấu sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nghệ - Tĩnh” - PGS. TS Nguyễn Danh Tiên cho biết.

Tuy đến cuối năm 1931 thì thoái trào, nhưng như PGS. TS Nguyễn Danh Tiên khẳng định, cao trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa lịch sử to lớn. “Thành quả lớn nhất là đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng tiên phong của mình, đoàn kết với các tầng lớp nhân dân yêu nước có đủ khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc, phong kiến tay sai, giải phóng dân tộc, đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân”.

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.