Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc với Bộ Y tế

Sáng nay, 20.2, nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác đã thăm và làm việc với Bộ Y tế. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc với Bộ Y tế -2
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các đại biểu dự cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Tham dự cuộc làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm cùng các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh; Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Vũ Hải Sản. 

Cùng dự có đại diện các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành và cán bộ, lãnh đạo chủ chốt Bộ Y tế. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc với Bộ Y tế -1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc với Bộ Y tế. Ảnh: Lâm Hiển

Tập trung hoàn thiện thể chế, từng bước tháo gỡ các tồn tại, bất cập

Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, năm 2023, ngành Y tế tiếp tục triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, có hiệu quả. Nổi bật là: hoàn thành 3/3 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2023 được Quốc hội giao, trong đó vượt chỉ tiêu được giao về số bác sĩ/vạn dân (12,5 bác sĩ), đạt chỉ tiêu về số giường bệnh/vạn dân (32 giường bệnh), đạt chỉ tiêu về tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) (93,2%); cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cụ thể ngành, lĩnh vực năm 2023 được Chính phủ giao (7/9 chỉ tiêu).

Đặc biệt, công tác xây dựng thể chế tiếp tục được chú trọng và tập trung hoàn thiện. Trong năm 2023, Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ trình: Quốc hội ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 và 2 Nghị quyết của Quốc hội là Nghị quyết số 99/2023/QH15 và Nghị quyết số 80/2023/QH15; Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW. Bộ Y tế cũng đã trình Chính phủ ban hành 5 Nghị định, 6 Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 8 Quyết định. Bộ Y tế ban hành 34 Thông tư theo thẩm quyền (nhiều hơn 14 Thông tư so với năm 2022). 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc với Bộ Y tế -0
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Qua đó đã từng bước tháo gỡ các tồn tại, bất cập đã được bộc lộ thời gian qua về: cơ chế mượn trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc và cơ chế vay vốn đầu tư đối với bệnh viện công lập; các quy định đối với người hành nghề và đối với người bệnh; tăng nguồn cung thuốc, thiết bị y tế và xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện; giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện của các cơ sở khám, chữa bệnh về vấn đề thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT.

Chất lượng, hiệu quả công tác khám bệnh, chữa bệnh được nâng cao. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thông thường phục hồi mạnh sau đại dịch Covid - 19, số lượng người bệnh đến thăm khám tại các cơ sở y tế tăng cao. Các dịch vụ y tế ngày một đa dạng, chất lượng được nâng lên rõ rệt, nhiều cơ sở khám, chữa bệnh được đầu tư xây dựng hiện đại và đồng bộ.

Kỹ thuật y học tiên tiến được chuyển giao xuống tuyến dưới, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên; công tác quản lý chất lượng bệnh viện có nhiều bước phát triển; thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế tiếp tục có bước chuyển biến tích cực. Cùng với đó, khám, chữa bệnh từ xa, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại ngày càng được đẩy mạnh ở các tuyến, cơ sở y tế.

Bộ Y tế cũng đã và đang tập trung xây dựng để trình Chính phủ, trình Quốc hội nhiều văn bản mang tính bản lề trong hoạt động của ngành như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Luật Dân số, Luật Thiết bị y tế, Luật Phòng bệnh…

Về tình hình triển khai các Luật, Nghị quyết được Quốc hội ban hành năm 2023 liên quan đên lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, đối với Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế được giao xây dựng trình Chính phủ ban hành 1 Nghị định, 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành 10 Thông tư. Đến nay, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30.12.2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; trình Thủ tướng Chính phủ 1 dự thảo quyết định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia và ban hành theo thẩm quyền 5 thông tư; 5 thông tư còn lại sẽ được ban hành trong năm 2024 - 2025 phù hợp với lộ trình quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Đối với Nghị định quy định chi tiết Luật Thi đua khen thưởng dự kiến trình Chính phủ trong tháng 2.2024.

Đối với Luật Đấu thầu và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Bộ Y tế được giao xây dựng 3 Thông tư, đến nay đã hoàn thành việc xây dựng và đang thực hiện các thủ tục thẩm định để ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc với Bộ Y tế -3
Các đại biểu dự cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có một số nội dung giao Bộ Y tế quy định; trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã chủ động xây dựng dự thảo Thông tư quy định đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập và liên tục cập nhật, hoàn thiện theo nội dung dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Đối với Luật Giá, Bộ Y tế được giao: định giá tối đa đối với dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập; dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại các đơn vị sự nghiệp công lập; máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn; định giá cụ thể đối với dịch vụ kiểm nghiệm mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên. Hiện nay, Bộ Y tế đang tiến hành xây dựng các văn bản quy định các nội dung được giao để bảo đảm có hiệu lực vào ngày 1.7.2024.

Bộ Y tế cũng đã triển khai nghiêm túc các quy định tại Nghị quyết số 80/2023/QH15 của Quốc hội về tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch Covid - 19 sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1.1.2023 đến ngày 31.12.2024; Nghị quyết số 99/2023/QH15 về “Giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid - 19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.

Bảo đảm ngân sách hằng năm cho sự nghiệp y tế theo đúng Nghị quyết của Quốc hội

Năm 2024, Bộ Y tế xác định nhiệm vụ trọng tâm là: tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực y tế. Tập trung xây dựng, hoàn thiện, hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật trọng tâm của Ngành như: Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; đồng thời, tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực y tế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc với Bộ Y tế -4
Các đại biểu dự cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt đối với dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi. Tăng cường theo dõi, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của người bệnh. Đảm bảo tốt công tác thu dung, điều trị; đủ thuốc, thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh.

Tập trung triển khai các chính sách nâng cao hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số y tế, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ các quy trình của ngành Y tế, giảm thiểu phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong phòng, chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe. Tăng cường truyền thông các chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, các chính sách mới được ban hành.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc với Bộ Y tế -6
Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn, Quốc hội tiếp tục quan tâm bố trí ngân sách hằng năm cho sự nghiệp y tế theo đúng Nghị quyết số 18/2008/QH12; tập trung NSNN cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, các lĩnh vực phong, lao, tâm thần... Quan tâm, dành ngân sách trung ương để hỗ trợ các địa phương có khó khăn đầu tư cho các trạm y tế xã, nhất là các trạm ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; đầu tư cho một số trung tâm y tế, bệnh viện huyện chưa được đầu tư.

Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Bộ Y tế đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược tại Kỳ họp thứ Bảy. Tại Kỳ họp thứ Támtrình Quốc hội xem xét thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình một kỳ họp đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Tại Kỳ họp thứ Chín: Trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Phòng bệnh. Tại Kỳ họp thứ Mười, trình Quốc hội xem xét thông qua dự án Luật Phòng bệnh; trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Thiết bị y tế.

Đối với các dự án: Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác; Luật Dân số; Luật An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ đăng ký vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khi đủ điều kiện.

Cùng với đó, Bộ Y tế cũng đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng pháp luật từ khi xác định chính sách, đánh giá tác động chính sách đến xây dựng và hoàn thiện các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC

Sáng 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình chủ trì phiên họp - Ảnh H. Ngọc
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Sáng 18.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát đã họp phiên mở rộng, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình 1719 tại Ea Súp
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Ea Súp, Đắk Lắk

Chiều 17.4, tại huyện Ea Súp, Đắk Lắk, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect

Chiều 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc gặp mặt. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Ngành dầu khí phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện hiệu quả 5 "chữ an"

Trân trọng những đóng góp của ngành dầu khí đối với đất nước trong gần 50 năm qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn, toàn ngành tiếp tục phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện “5 chữ an”: an ninh năng lượng của đất nước, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển và an sinh xã hội. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Chính trị

Cho ý kiến về kết quả thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương

Sáng nay, 17.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương trong khu vực công, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non
Chính trị

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non

Về chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, có ý kiến cho rằng, dự án Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi chủ yếu huy động nguồn lực nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non mà chưa chú trọng xã hội hoá. Vì vậy, cần xem xét có chính sách khuyến khích đặc biệt, vượt trội, huy động trách nhiệm của các nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào giáo dục mầm non, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Ngân hàng TMCP Quân đội

Sáng 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Chính trị

Hải Phòng phải đi đầu về ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số

Mong muốn Hải Phòng phải đi đầu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các luật về khoa học, công nghệ vào Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam ủng hộ, đóng góp tích cực phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ, mong muốn đóng góp tích cực vào việc phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia, sẵn sàng phối hợp với Quốc hội Ethiopia để tăng cường quan hệ nghị viện, chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, giám sát và hợp tác trên diễn đàn đa phương để cùng thúc đẩy các sáng kiến vì hòa bình và phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu 2030 lần thứ 4 (P4G) tại Hà Nội.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi

Chiều 16.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để Chính phủ Việt Nam, Lào triển khai hiệu quả các thỏa thuận, dự án hợp tác

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư tại Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu lần thứ 4 tại Hà Nội.