Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Cần Thơ

Chia sẻ kinh nghiệm trong ứng phó với biến đổi khí hậu: Hợp tác để khai thác tối đa các nguồn tài chính quốc tế

Với mong muốn Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu diễn ra tại TP. Cần Thơ không chỉ là cơ hội để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm mà còn góp phần kết nối để thảo luận chính sách, pháp luật; qua đó thúc đẩy sự hợp tác, thu hút nguồn lực hỗ trợ cho ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 21.1, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đóng góp tại Phiên thảo luận “Chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia và hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Quang cảnh Phiên thảo luận “Chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia và hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu"
Quang cảnh Phiên thảo luận “Chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia và hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu"

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh, để thể chế hóa các chủ trương của Đảng về ứng phó với biến đổi khí hậu, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã chú trọng việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, ban hành các chiến lược, nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu.

Cụ thể là Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và nhiều chính sách, pháp luật khác có nội dung liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, như: Luật Tài nguyên nước; Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Đê điều; Luật Xây dựng; Luật Kiến trúc... Đây là cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

tuan-anh.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh phát biểu

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quy định, chiến lược, đề án và triển khai nhiều kế hoạch hành động quốc gia về phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường, thích ứng với biển đổi khí hậu.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tích cực tham gia các điều ước và thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu nhằm phối hợp hiệu quả trong nâng cao khả năng chống chịu, giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng các cơ hội biến đổi khí hậu gây ra, như tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Thỏa thuận Paris; tham gia Liên minh Tham vọng khí hậu, Liên minh Hành động thích ứng toàn cầu (GCA), Liên minh Thích ứng toàn cầu (AAC) và đã thực hiện một cách trách nhiệm của một quốc gia thành viên.

Việt Nam hiện đã tham gia 18 điều ước, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.

Với vai trò là cơ quan của Quốc hội được phân công phụ trách lĩnh vực liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, trong thời gian qua, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long và đã chủ trì thẩm tra, giám sát nhiều nội dung về việc thực hiện chính sách, pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

dai-bieu-a2-6540.jpg
Các đại biểu phát biểu tại phiên thảo luận

Tại phiên thảo luận, các đại biểu cho rằng, chưa thật sự đúng đắn khi cho rằng những tác động tiêu cực của thời tiết, khí hậu gần đây là do biến đổi khí hậu mà không nhắc đến tác động từ con người. Tập trung vào công tác truyền thông, tạo ra suy nghĩ và hành động giữ gìn, bảo vệ môi, dừng ngay những hành động có tính chất hủy hoại môi trường.

dai-bieu-a.jpg
Các đại biểu phát biểu tại phiên thảo luận

Các đại biểu mong muốn, việc thiết lập một mạng lưới chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia trong cộng đồng Pháp ngữ để chia sẻ tri thức và chuyển giao công nghệ tiên tiến. Thông qua mạng lưới này, các nước có thể trao đổi các giải pháp sáng tạo, những kinh nghiệm cũng như các công nghệ mới, tiên tiến nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn là yếu tố quan trọng để bảo đảm khả năng triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả và bền vững.

Đại biểu các nước tham dự Phiên thảo luận “Chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia và hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu”

Đại biểu các nước tham dự Phiên thảo luận “Chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia và hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu”

Xây dựng cơ chế tài chính bền vững và các quốc gia trong Cộng đồng Pháp ngữ và hợp tác để khai thác tối đa các nguồn tài chính quốc tế. Bổ sung kinh phí dành cho hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua hợp tác song phương và đa phương, đặc biệt là tài chính cho thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hỗ trợ khối tư nhân đầu tư cho thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua tài chính ưu đãi, nguồn viện trợ và cải thiện cơ chế tiếp cận các quỹ song phương, đa phương.

Trước sự cấp thiết phải ứng phó với biến đổi khí hậu và nhận thức được vai trò của các nghị sĩ trong việc đề ra các luật để có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, các đại biểu cũng đề xuất, Cộng đồng Pháp ngữ nên cân nhắc, xem xét việc thành lập một diễn đàn chuyên môn tập trung vào ứng phó với biến đổi khí hậu, nơi các chuyên gia, nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách có thể thảo luận và đề ra các chiến lược cụ thể.

Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực
Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực

Trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp sau sáp nhập, khi số lượng biên chế tạm thời được giữ nguyên để sắp xếp lại, từng quyết định nhân sự sẽ định hình bộ máy trong nhiều năm tới. Bộ máy mới cần được vận hành bởi những người có năng lực, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu gần dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, giúp đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi trao quyền gắn liền với giám sát, kiểm soát quyền lực...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị về hành động khí hậu do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng thống Brazil đồng chủ trì
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị về hành động khí hậu do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng thống Brazil đồng chủ trì

Tối 23.4, theo giờ Hà Nội, nhận lời mời của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres và Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị cấp cao trực tuyến về Hành động khí hậu với tư cách Lãnh đạo nước đi đầu triển khai Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng

Chiều tối 23.4, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến thăm, chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy vừa được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp.
Thời sự Quốc hội

Tập trung giám sát công tác chuẩn bị bầu cử, bảo đảm minh bạch, dân chủ, công khai

Cần giám sát việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, bảo đảm minh bạch, dân chủ, công khai. Chú ý đánh giá việc thực hiện Đề án đổi mới bầu cử, bảo đảm quyền lợi của cử tri, tính công bằng trong bầu cử. Đây là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội thảo quốc tế với chủ đề "50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo của Ngoại giao trong lịch sử và hiện tại"
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội thảo quốc tế với chủ đề "50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo của Ngoại giao trong lịch sử và hiện tại"

Chủ tịch nước cho rằng khi Bộ Chính trị năm 1969 ban hành Nghị quyết xác định “Ngoại giao đã trở thành một mặt trận quan trọng, có ý nghĩa chiến lược” thì ngoại giao đã trở thành công cụ quan trọng.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Cử tri và Nhân dân phấn khởi khi cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy được thực hiện quyết liệt

Sáng 23.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu khai mạc
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Chiều 23.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), tiếp tục chương trình Phiên toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tiến hành thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại Hội thảo
Sự kiện nổi bật

Chiến thắng lịch sử 30.4.1975 và sự hồi sinh, phát triển mạnh mẽ của Việt Nam là hình mẫu điển hình của một dân tộc kiên cường, bất khuất, yêu chuộng hòa bình và nhân văn

Lời Tòa soạn: Sáng 23.4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “50 năm Thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo của Ngoại giao trong lịch sử và hiện tại”. Chủ tịch nước Lương Cường dự và có bài phát biểu định hướng quan trọng.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

 Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung nội dung giám sát về chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031

Sáng 23.4, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, dự kiến Chương trình giám sát năm 2026 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Chính trị

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi)

Chiều 23.4, tiếp tục phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi).