Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, các đại biểu HĐND TP Hà Nội đề nghị một số sở ngành, quận huyện làm rõ trách nhiệm trong việc cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, là đề ra giải pháp căn cơ để, hiệu quả để khắc phục, nâng cao chỉ số PCI.

Bàn giải pháp nâng cao chỉ số PCI

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Hương chất vấn, trong năm 2022, chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) của Hà Nội giảm, trong chỉ số thành phần về tiếp cận thông tin đất đai giảm mạnh ở các thủ tục xác định giá trị quyền sử dụng đất; thời hạn giải quyết hồ sơ đất đai dài hơn so với thời gian được niêm yết; doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất... Đặt câu hỏi tới Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH - ĐT) và Sở Tài nguyên - Môi trường (TN - MT), đại biểu nêu vấn đề: "Với vai trò tham mưu cho UBND thành phố, đề nghị lãnh đạo các Sở cho biết giải pháp trong tương lai, nêu rõ trách nhiệm cụ thể cho lĩnh vực này để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mạnh mẽ hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân?"

Trả lời chất vấn của đại biểu, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Lê Anh Quân cho biết, liên quan đến chỉ số PCI năm 2022 của Hà Nội đạt 66,74 điểm, xếp thứ 20/63 tỉnh thành (giảm 10,86 điểm, giảm 10 bậc so với năm 2021). Khi chỉ số được công bố, theo yêu cầu của UBND thành phố, Sở Kế hoạch - Đầu tư đã có báo cáo phân tích 10 chỉ tiêu và 142 chỉ số thành phần để đánh giá mặt được, chưa được và phần giảm điểm. Trên cơ sở đó, Sở đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành kế hoạch, giao cho các sở, ngành đơn vị trên địa bàn thành phố phụ trách về chỉ tiêu tính minh bạch; chỉ tiêu cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp vừa và nhỏ; thiết chế pháp lý; an ninh trật tự...

"Qua đó, các đơn vị được giao phụ trách chỉ tiêu này đã chủ động dựa trên chỉ số nhánh để xây dựng kế hoạch, tìm giải pháp đẩy nhanh các chỉ số trên", Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư cho biết.

Bài xuất bản ngày 6.7: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân -0
Quang cảnh phiên chất vấn

Liên quan đến cải cách hành chính, ông Lê Anh Quân cho biết, thành phố Hà Nội đã kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, đưa 3 nội dung về cải cách hành chính, chuyển đổi số và chỉ số PCI vào để đảm bảo tính thống nhất trong giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp được nhanh gọn, rõ ràng, minh bạch. Bên cạnh đó, thời gian qua thành phố Hà Nội cũng có 3 đề án được thông qua để hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó Sở Kế hoạch - Đầu tư là đơn vị chủ trì, triển khai thực hiện các đề án này.

Theo đánh giá của ông Lê Anh Quân, nhìn chung, các chỉ số này liên quan nhiều lĩnh vực, các sở, ngành, quận huyện phải đẩy mạnh cải cách hành chính, quy trình nội bộ, thủ tục hành chính, giải quyết, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp trong kinh doanh hiện nay. Sở Kế hoạch - Đầu tư đã có Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp và tăng cường tiếp doanh nghiệp, mở tài khoản Zalo của Sở để lắng nghe phản ánh của doanh nghiệp. "Tài khoản Zalo này đã hoạt động 2 tháng nay có tác dụng giúp Sở có nhìn nhận những phản ảnh, xử lý kịp thời. Ngoài ra, chúng ta phải thường xuyên đối thoại doanh nghiệp", Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư cho biết.

Cũng liên quan vấn đề này, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Huy Cường cho biết, để cải thiện chỉ số PCI của thành phố, với trách nhiệm của mình, Sở sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng cán bộ hơn nữa để đảm bảo nhiệm vụ đề ra. Phấn đấu trong cuối Quý III.2023 toàn bộ các thủ tục hành chính sẽ được ban hành để giải quyết tốt nhất nhu cầu cho người dân.

Khắc phục những tồn tại trong cải cách hành chính

Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Ngọc Việt đã đặt câu hỏi tới Chủ tịch UBND huyện Ứng Hoà và quận Hai Bà Trưng. Theo đó, kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2022 của các quận, huyện, thị xã được công bố cho thấy, một số đơn vị chưa thực sự quyết tâm để cải thiện thứ hạng, thậm chí, có một số đơn vị kết quả năm sau thấp hơn năm trước. Đại biểu đề nghị lãnh đạo 2 đơn vị cho biết nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp của đơn vị mình trong thời gian tới.

Trả lời chất vấn, Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Nguyễn Tiến Thiết cho biết, việc cải cách hành chính tại huyện còn có những hạn chế, tồn tại, như cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn nhân lực hạn chế, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến khả năng tự chủ của các đơn vị chi thường xuyên. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo của người đứng đầu của một số đơn vị chưa nghiêm túc; chưa nêu cao tinh thần chủ động trong cải cách thủ tục hành chính, còn suy nghĩ ỷ lại vào cơ quan thường trực. Đồng thời hiệu quả thông tin tuyên truyền cho người dân tham gia giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công còn chưa đạt yêu cầu.

Bài xuất bản ngày 6.7: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân -0
Đại biểu Nguyễn Ngọc Việt đặt câu hỏi chất vấn

Để nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính, ông Nguyễn Tiến Thiết cho biết: Huyện ủy đã ban hành các nghị quyết và kế hoạch chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng giải pháp khắc phục hạn chế và cải thiện chất lượng thủ tục hành chính, và nâng cao chỉ số hành chính trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Cụ thể, Huyện ủy Ứng Hòa đã ban hành 54 văn bản chỉ đạo, hoàn thành 16/24 chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 về cải cách thủ tục hành chính. Huyện cũng xác định, khắc phục 7/13 tồn tại của năm 2022 và sẽ tiếp tục cải cách, khắc phục các hạn chế còn lại...

"Huyện Ứng Hòa đã rà soát quy trình, quy chế làm việc của UBND huyện và các xã, thị xã và thị trấn theo tinh thần “Rõ người, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ hiệu quả”. Trong đó, 100% các đơn vị xã, thị trấn đã chủ động xây dựng quy trình, quy chế nội bộ", Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi về thực hiện chỉ số CCHC năm 2022 đạt thấp, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung cho biết, quận nhìn nhận, sự cố gắng trong công tác này chưa đáp ứng, tương xứng với vị thế của quận, chậm hơn so với các quận, huyện bạn. Trong báo cáo kiểm điểm công tác năm 2022, nội dung này là một trong những tồn tại, hạn chế quận yêu cầu cần phải tập trung trong những ngày đầu, tháng đầu phải thực hiện, khắc phục.

"Đến thời điểm này, quận đã khắc phục được 13/14 tiêu chí bị trừ điểm, còn 1 tiêu chí quận đang rà soát, khắc phục. Cùng với đó, quận gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, chủ tịch UBND 18 phường trên địa bàn. Qua gắn trách nhiệm, đánh giá cán bộ hàng tháng, đến nay, công việc này đã có nhiều chuyển biến", Chủ tịch UBND quận nêu rõ.

Cùng với đó, quận Hai Bà Trưng đã tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút gọn thủ tục hồ sơ, trong đó cấp phường cắt giảm 30/206 thủ tục. Về rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, cấp quận quyết liệt rà soát, đơn giản hoá 13/38 quy trình; cấp phường rà soát, đơn giản hoá 49/85 quy trình... 

Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Chuyển động

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân

Hàng năm, Đảng ủy, UBND phường xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; duy trì thực hiện mô hình Buổi sáng với Nhân dân - Chủ tịch UBND phường tiếp công dân thường xuyên (từ 7 giờ 15 phút - 8 giờ 15 phút) các ngày làm việc trong tuần. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đối thoại với dân để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính…

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững
Chuyển động

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững

Theo Nghị quyết về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, HĐND tỉnh nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, rủi ro thông qua tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (BĐKH); triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, bảo đảm chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, an toàn, bền vững…

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ
Chuyển động

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần bổ sung nội dung những quy định chính của hoạt động giám sát qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó, nên quy định ít nhất thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 2 lần và thời điểm là năm thứ hai hoặc thứ ba của nhiệm kỳ đối với lần thứ nhất, năm cuối đối với lần thứ hai. Làm như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ quan trọng, đáng tin cậy để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động
Chuyển động

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động

Ngày 11.9, Thường trực HĐND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND tỉnh các cấp trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh đến 11 huyện, 204 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. 

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý
Chuyển động

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý

Kế thừa và phát triển pho lịch sử vẻ vang từ thuở khai hoang mở cõi, miền đất giao thoa, hội tụ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, truyền thống của một “miền Đông gian lao mà anh dũng”, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn xác định lấy chất lượng cuộc sống người dân làm mục tiêu phấn đấu và coi đây là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Là cái “nôi” công nghiệp, điểm sáng - lá cờ đầu cả nước về thực hiện chương trình nông thôn mới, Đồng Nai luôn theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương
Chuyển động

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương

Ngày 30.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, đã diễn ra Kỳ họp chuyên đề Lần thứ 8, HĐND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà đồng chủ tọa kỳ họp.

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22
Chuyển động

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22

Chiều 29.8, HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng
Chuyển động

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng

Sáng 29.8, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) nhằm xem xét các nội dung thuộc thẩm quyền, kịp thời giải quyết những nội dung, công việc mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống dân sinh. Đồng thời, triển khai, thực hiện chủ truơng sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ
Chuyển động

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ

Ngày 28.8, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ trong các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2022 - 2024 tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.