Giữ bản sắc kiến trúc Việt Nam

Bài cuối: Tinh thần truyền thống, nguồn lực hiện đại

Gần 3 năm kể từ khi Luật Kiến trúc có hiệu lực, quy định kiến trúc phải thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc đang được hiện thực hóa bằng nhiều hành động cụ thể. 

Từ nền tảng cơ chế, chính sách

"Toàn cầu hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa là ba dòng chảy cùng hướng, cộng hưởng thành dòng lũ có thể cuốn phăng những giá trị di sản quý giá nhân danh phát triển. Cần biến những yếu tố mới thành động lực hỗ trợ công tác bảo tồn vượt qua trở lực, không bị mắc kẹt, chệch hướng".

KTS. Hoàng Thúc Hào

Ý thức về giá trị bản sắc trong bối cảnh toàn cầu hóa, đô thị hóa, Đảng, Nhà nước ta đã hoàn thiện cơ chế, chính sách về lĩnh vực kiến trúc, hướng tới xây dựng và phát triển nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc.

Luật Kiến trúc được Quốc hội Khóa XIV thông qua năm 2019, là hành lang pháp lý để điều chỉnh quá trình phát triển, các hoạt động kiến trúc, xây dựng nền kiến trúc Việt Nam và đội ngũ kiến trúc sư đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới đất nước. Tại Điều 5, yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc đã được luật hóa.

Bài cuối: Kiến tạo và phát triển -0
Phối cảnh tòa nhà cao nhất Việt Nam The Landmark 81 (TP. Hồ Chí Minh) - Nguồn:homenext.vn

Tháng 7.2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg Phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm tiếp tục xây dựng, phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển văn hóa trở thành nền tảng tinh thần trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, KTS. Trần Ngọc Chính cho rằng, nhờ những thúc đẩy về mặt cơ chế, chính sách, nền kiến trúc nước nhà đã ghi dấu những điểm sáng là minh chứng sống động, tạo dấu ấn, làm giàu thêm nền kiến trúc Việt Nam vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Kiến trúc không chỉ tạo cơ sở vật chất, góp phần cải thiện diện mạo đất nước, điều kiện sống của nhân dân ở thành thị và nông thôn, mà quan trọng hơn là góp phần xây dựng, đổi mới nếp sống, lối sống và môi trường sống của nhân dân.

Những yêu cầu mới

KTS. Trần Ngọc Chính cũng chỉ ra yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước đang đặt ra cho kiến trúc Việt Nam những yêu cầu mới. Đó là giữ gìn bản sắc văn hóa, kế thừa, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống, làm rõ và khẳng định những đặc trưng của kiến trúc Việt Nam. Đó là sự hấp thụ và tiếp thu tinh hoa kiến trúc thế giới mà vẫn bảo đảm sự thống nhất trong đa dạng của sáng tác kiến trúc.

Đồng thời, tích hợp đáp ứng các yêu cầu về tiết kiện năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ và hòa nhập môi trường sinh thái trong xây dựng, tìm ra những kiến trúc phù hợp cho khu vực nông thôn, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, mang lại lợi ích to lớn, lâu dài.

Để làm được điều này, theo KTS. Trần Ngọc Chính, phải chú trọng công tác nghiên cứu phê bình lý luận và phê bình kiến trúc, gắn lý luận với thực tiễn, ứng dụng các công nghệ mới, đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiến trúc. Tăng cường hoạt động giao lưu, mở rộng, phát huy các mối quan hệ hợp tác, liên kết nhằm tăng cường xúc tiến, quảng bá, giới thiệu về kiến trúc Việt Nam, thu hút đầu tư, xây dựng và nâng cao vị thế công nghiệp văn hóa Việt Nam trong lĩnh vực kiến trúc trên trường quốc tế.

Công trình kiến trúc có bản sắc là sản phẩm văn hóa được tạo hình bởi tinh thần truyền thống và nguồn lực hiện đại. Nhận định như vậy, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Kiến trúc, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, KTS. Nguyễn Tuấn Ngọc cho rằng, điều này đòi hỏi các kiến trúc sư vừa phải thấu hiểu văn hóa và kiến trúc truyền thống Việt Nam, vừa phải không ngừng trang bị và nâng cao năng lực nghề nghiệp để có thể tham gia tích cực vào quá trình duy trì, kế thừa những giá trị truyền thống và tạo lập bản sắc kiến trúc Việt Nam.

Phối hợp 4 bên

Là quốc gia đi sau trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản, Việt Nam hưởng lợi thế là có thể tổng kết các mô hình phát triển được đúc rút từ lý luận cũng như thực tiễn trên thế giới, đặc biệt hữu ích là kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực có điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa tương đồng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức và nguồn lực. Việt Nam cần mạnh dạn đi tắt đón đầu bằng cách tham khảo, kế thừa đồng thời sáng tạo, lựa chọn lối đi riêng với phương thức thích hợp.

Bài cuối: Kiến tạo và phát triển -0
Làng Nôm, Hưng Yên, là ngôi làng cổ với nhiều di sản đậm bản sắc -
Nguồn: vntrip.vn

Theo Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, KTS. Hoàng Thúc Hào, để có lối tắt, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan. Kiến trúc sư lĩnh trách nhiệm đi trước mở đường, với những ý tưởng xuất phát từ quan sát và thử nghiệm mô hình trong thực tiễn, qua từng dự án để kiểm chứng. Ba bên còn lại là sự phối hợp các vai trò của nhà nghiên cứu, nhà hoạch định, cộng đồng dân cư.

“Để có được sự phối hợp chặt chẽ bốn bên, cần có cơ chế thiết lập kênh gặp gỡ, trao đổi thưởng xuyên. Nhà hoạch định khi ấy phát huy vai trò đầu tàu, ban hành văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên, phối hợp, tham vấn để hiện thực hóa các cơ chế, chính sách. Đây là công việc cấp bách, cần sớm thực hiện”.

Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.